Jie (13 tuổi) đã kết hôn với người chồng 16 tuổi của mình ba ngày sau khi quen biết trong dịp Tết Nguyên Đán 2014. Không lâu sau đó, cô mang bầu.


Jie là một trong số những cô dâu trẻ nhất mà nhiếp ảnh gia Muyi Xiao từng gặp trong chuyến công tác tới tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc vào năm 2014.

"Mọi bé gái mà tôi gặp tại đây đều kết hôn trước 18 tuổi và một vài trong số họ rất trẻ", Xiao nói với CNN.

{keywords}
Wen, chồng Jie đang sờ bụng bầu của vợ. Họ sống tại làng Tangzibian, huyện Mengla, tỉnh Vân Nam.

Xiao, người đã lang thang khắp Vân Nam 18 ngày, cho biết các cuộc hôn nhân dường như không phải là do cha mẹ sắp đặt hay do lỡ có bầu.

"Tôi không thấy có cuộc hôn nhân bắt buộc nào. Những đứa trẻ rất hạnh phúc và chúng nói rằng chúng yêu nhau".

{keywords}
Cai (16 tuôi) đang bế đứa con mới sinh của mình.

Tại Trung Quốc, độ tuổi hôn nhân hợp pháp là trên 22 tuổi đối với nam và trên 20 tuổi đối với nữ, nhưng không có hình phạt cụ thể nào đối với những trường hợp vi phạm, theo Jiang Quanbao, một giảng viên ở Đại học Giao thông Tây An.

Ông Jiang cho biết, ở các khu vực nông thôn, nhiều người công nhận một cuộc hôn nhân miễn là cô dâu, chú rể tổ chức lễ cưới và thủ tục đăng ký kết hôn chính thức sẽ được thực hiện khi họ đủ tuổi.

{keywords}
Cai và Ming (chồng cô) đang cùng nhau xay ngô. Ming nói rằng, từ khi có gia đình cậu không hay la cà với bạn bè như trước vì sợ làm vợ buồn.

Cũng theo ông Jiang, thật khó để nói các cuộc hôn nhân sớm phổ biến tới mức nào. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy độ tuổi kết hôn trung bình ở Trung Quốc đã tăng, 26 tuổi đối với nam và 24 tuổi đối với nữ.

Tuy nhiên những câu chuyện về tình yêu "trẻ trâu" đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo.

{keywords}
Mei (16 tuổi) đã kết hôn cách đây 2 năm. Hiện cô đã có 2 con. Mei và chồng cô là bạn tiểu học với nhau và họ đã bỏ học giữa chừng để về chung một nhà.

Tháng 2/2016, những bức ảnh về một đám cưới của một cặp đôi mới 16 tuổi đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội và được truyền thông quốc gia đưa tin lại. Nhiều người đã tranh luận về việc liệu họ có thực sự yêu nhau hay không.

Sau đó, cặp đôi này đã nói với một tờ báo địa phương rằng họ đã được sự hỗ trợ đầy đủ từ gia đình, những người trả tiền cho tiệc cưới.

Nhiều bậc phụ huynh ở nông thôn muốn con cái kết hôn sớm, trước khi chúng tới các nhà máy ở thành thị làm việc. Điều này đặc biệt đúng đối với những chàng trai có nguy cơ ế vợ, ông Jiang nói.

{keywords}
Xiao Rong (16 tuổi) trông già hơn người chồng 20 tuổi của cô. Họ đã có một em bé 10 tháng tuổi.

Chính sách một con và truyền thống thích có con trai đã gây ra sự mất cân bằng giới tính trầm trọng tại các vùng nông thôn Trung Quốc. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy đàn ông Trung Quốc đông hơn phụ nữ nước này tới 33,6 triệu người.

"Tại một số làng quê nghèo, cưới sớm giống như một sự bảo đảm để họ có thể thoát khỏi tình trạng độc thân mãi mãi", ông Jiang cho hay.

{keywords}
Jian (17 tuổi) đang áp tai vào bụng bầu của vợ.

Trong khi đó, nhiếp ảnh gia Xiao đổ lỗi cho sự thiếu hiểu biết về giáo dục giới tính và nhiều đứa trẻ tại các ngôi làng lớn lên mà không được sự giám sát của cha mẹ, phần lớn là những em nhỏ có cha mẹ lên các thành phố lớn để kiếm sống.

"Chúng xem quá nhiều bộ phim lãng mạn nhưng không được giáo dục nhiều về giới tính. Không ai nói với chúng rằng quan hệ tình dục là điều không nên làm".

Tuy nhiên, những bức ảnh mà Xiao chụp cho thấy ít nhất những đứa trẻ cũng đang hạnh phúc với tình yêu của mình.

Sầm Hoa

Hình ảnh chợ thịt chó lớn nhất Trung Quốc

Bất chấp sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế, mỗi ngày vẫn có tới 300 con chó và mèo bị giết thịt tại Ngọc Lâm.

Chú rể Trung Quốc lao đao vì tiền thách cưới

Nhiều nam thanh niên tại Trung Quốc phàn nàn rằng truyền thống thách cưới đã khiến họ hầu như không  thể cưới vợ.

Bi kịch ở rể của đàn ông Trung Quốc

Sau 10 năm chung sống trong sự bất hòa, Ma Xuedong đã quyết định ly hôn và chuyển ra khỏi nhà vợ.