Cơ hội vàng “hồi sinh” ngành công nghiệp không khói

Du lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Năm 2020, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%, khách nội địa giảm 45%, khiến toàn ngành thiệt hại tới 23 tỷ USD.

6 tháng đầu năm 2021, liên tục những “làn sóng” Covid-19 mới bùng phát, lượng khách quốc tế không còn, đẩy ngành công nghiệp không khói từ đỉnh cao với doanh thu gần 33 tỷ USD (năm 2019) xuống vực sâu. Hơn 90% doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa, 10% doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng.

{keywords}
 

Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam, không chỉ ngành du lịch bị tàn phá nặng nề, các ngành kinh tế khác liên quan tới du lịch như hàng không cũng rất chật vật. “Giải cứu” du lịch chính là một mũi tên trúng nhiều đích.

Từ kinh nghiệm quốc tế, ông Chính cho rằng việc Chính phủ đồng ý thí điểm hộ chiếu vắc xin tại Phú Quốc là một cú hích cho ngành du lịch, giúp ngành có một động lực mạnh mẽ để phát triển trở lại.

{keywords}
 

“Khách quốc tế mới giải quyết cơ bản vấn đề nguồn thu của du lịch. Nếu Việt Nam chậm chân so với Singapore hay Thái Lan, việc khôi phục du lịch sẽ rất khó khăn”, ông Chính nói.

Chung nhận định, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng hộ chiếu vắc xin có thể xem là “vũ khí” hiệu quả để phá băng nền kinh tế, là cơ hội để đưa xã hội trở về trạng thái “bình thường mới” khi đại dịch vẫn đang tiếp diễn. Hiện, nhiều quốc gia đã dần mở cửa sau khi đạt miễn dịch cộng đồng, người dân đã sẵn sàng du lịch sau một thời gian dài bị dịch bệnh “trói chân”. Việc Việt Nam thí điểm hộ chiếu vắc xin là một bước đi kịp thời để đón luồng khách khổng lồ này.

{keywords}
 

Cũng theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, chương trình hộ chiếu vắc xin không những là “liều thuốc” tiếp sức hồi sinh ngành công nghiệp không khói tỷ đô mà còn khôi phục hình ảnh một Việt Nam an toàn trong đại dịch. Đây không đơn thuần là một thử nghiệm với riêng Phú Quốc mà còn là “thử nghiệm quốc gia” nhằm lấy lại lòng tin của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế.

“Một thử nghiệm sẽ cho tất cả thấy cách chúng ta trở lại tình trạng bình thường mới ra sao và từ đó lan tỏa tới các ngành, địa phương khác. Trong sự lan tỏa ấy, Phú Quốc sẽ là hạt nhân, đóng vai trò là điểm định hình”, PGS.TS Trần Đình Thiên đánh giá.

Thời cơ chín muồi

Theo các chuyên gia, Phú Quốc hội tụ đủ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành điểm du lịch đầu tiên của cả nước mở cửa trở lại đón khách quốc tế sau chuỗi ngày dài “đóng băng” vì dịch bệnh.

TS. Vũ Đình Ánh cho rằng về khách quan, Phú Quốc là một thành phố đảo có sự biệt lập với các khu vực khác nên rất thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát khi thí điểm hộ chiếu vắc xin. Hơn nữa, mô hình hộ chiếu vắc xin hay bong bóng du lịch đã được nhiều quốc gia triển khai từ tháng 7/2021: Thái Lan, Singapore… nên Phú Quốc có lợi thế của địa phương đi sau, có thể rút kinh nghiệm để tránh những sai lầm, đồng thời áp dụng được cách thức triển khai ít rủi ro nhất.  

{keywords}
 Phuket (Thái Lan) là địa phương mạnh dạn triển khai đón khách hộ chiếu vắc xin đầu tiên trên thế giới

Cũng theo vị chuyên gia kinh tế, Phú Quốc từ lâu đã được xem là một “thiên đường du lịch” không chỉ của riêng Việt Nam mà của cả thế giới với những bãi biển đẹp nhất hành tinh, nay lại có thêm siêu quần thể “một điểm đến mọi nhu cầu” Phú Quốc United Center hàng đầu châu Á, hoạt động 24/7, chẳng khác gì một “thỏi nam châm” hút khách quốc tế.

“Phú Quốc sẽ không chỉ là mô hình du lịch mới mà còn là mô hình phòng chống dịch mới có thể nhân rộng ra”, TS. Vũ Đình Ánh nhận định thêm.

{keywords}
 

Về điều kiện chủ quan, Phú Quốc cũng đang đứng trước thời cơ chín muồi để mở cửa trở lại khi vừa được ưu tiên vắc xin để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, vừa có sự chung tay của chính các doanh nghiệp. Phú Quốc hiện nay đã hoàn tất việc tiêm vắc xin mũi 1 cho người dân toàn đảo. Theo Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng, đây là đợt tiêm chủng có quy mô lớn nhất để đến cuối tháng 10/2021 sẽ hoàn thành mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm theo quy định. Đây là điều kiện quan trọng để du lịch Phú Quốc sẵn sàng mở lại thị trường quốc tế.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tại Phú Quốc giống như “thuyền đã căng buồm”, chỉ chờ phát lệnh là sẵn sàng ra khơi. Thời gian thí điểm hộ chiếu vắc xin trùng với mùa cao điểm du lịch hàng năm tại đảo Ngọc, được xem là cơ hội vàng không thể bỏ qua để đón đầu kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết Dương lịch vốn rất dài của khách quốc tế.

{keywords}
 

Đại diện Vinpearl, đơn vị đang vận hành hệ thống khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao lớn bậc nhất Phú Quốc cùng 198 mini hotel, boutique hotel… công suất 12.000 phòng cho biết, để sẵn sàng đón khách quốc tế theo chương trình hộ chiếu vắc xin, bên cạnh tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của ngành chức năng, Vinpearl còn đưa ra bộ tiêu chuẩn an toàn nâng cao. Cụ thể, toàn bộ nhân viên phục vụ khách du lịch hộ chiếu vắc xin đều được bố trí “3 tại chỗ”, khoanh vùng các bước sinh hoạt để đảm bảo an toàn cao nhất, theo dõi tất cả lịch trình tiếp xúc của mỗi người, kiểm tra thân nhiệt đầu và cuối ngày làm việc.

{keywords}
 

Đặc biệt, Vinpearl còn có lợi thế khi nằm trong “bong bóng du lịch” Phú Quốc United Center - nơi du khách có thể nghỉ ngơi, mua sắm, vui chơi, giải trí, khám phá bất tận suốt 24/7 với hệ sinh thái “một điểm đến mọi nhu cầu” gồm: thành phố không ngủ Grand World, công viên chủ đề VinWonders, Vinpearl Safari, Corona Casino, Vinpearl Golf… với tiêu chuẩn an toàn cao. Đây cũng được xem là mô hình du lịch khép kín lý tưởng và an toàn cho du khách hộ chiếu vắc xin.  

Minh Tuấn