Sau khi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Nai kiểm tra và thu giữ hơn 250kg chất kích thích tạo nạc trên heo tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, gần đây người tiêu dùng TPHCM bắt đầu có xu hướng “tẩy chay” thịt heo làm cho giá heo hơi tại trang trại và thịt heo pha lốc tại các chợ sỉ và lẻ bắt giảm mạnh.
Tại khu vực huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, theo phản ánh của bà con chăn nuôi heo cho biết thì giá heo hơi ở khu vực này trước đây dao động từ 4,5 đến 4,7 triệu đồng/tạ nay chỉ còn có 4 triệu đồng/tạ, giảm từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng/ tạ so với tuần trước.
Song song đó, giá thịt heo lẻ tại các siêu thị và chợ trong hai ngày qua cũng đồng loạt giảm mạnh. Từ mức 95.000 đồng/kg, giá thịt ba rọi chỉ còn có 80.000 đồng/kg, thịt đùi hiện cũng chỉ còn có 70.000 đồng đến 75.000 đồng, giảm từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/kg. Mặc dù vậy nhưng tại nhiều chợ, thịt heo vẫn bị dội chợ.
Chiều ngày 14/3, tại chợ chiều Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM hầu hết các quày thịt heo đều còn rất nhiều. Theo lời các tiểu thương trước đây khi chưa có thông tin “heo siêu nạc” bình quân một ngày một sạp lấy bán từ 2 đến 3 con heo, nhưng hiện nay do sức mua yếu, ế hàng nên lấy chỉ 1 con nhưng bán không hết.
Là một trong số người tiêu dùng “tẩy chay” thịt heo, ít nhất là trong giai đoạn hiện này, chị Đặng Thị Loan, quận Tân Bình cho biết: “Từ ngày đọc được thông tin trong thịt heo có thuốc tăng trọng, chất kích thích siêu nạc gia đình tôi ngừng ăn thịt heo hẵn, chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm thay thế khác như thịt bò, tôm cá. Khi cần lắm thì sẽ đến siêu thị dù sao cũng an toàn hoàn hơn và yên tâm hơn, mà giá cả lại phải chăng hơn ngoài chợ.”
Tương tự như chị Loan mặc dù là người dân ở vùng sâu, vùng xa nhưng anh Nguyễn Văn Lý ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi cũng tỏ vẻ e ngại đối với thịt heo. Anh cho biết: “Trước đây ngày nào tôi cũng ăn thịt heo nhưng nay tôi đã ngưng dùng nó hơn một tuần”.
Anh Lý lo ngại: “Cứ nuôi heo siêu nạc, tăng trọng nhanh như chóng chóng thế này thì “chết” ngành chăn nuôi. Người nuôi chân chính bị thiệt, người tiêu dùng cũng thiệt vì từ nay phải dè dặt khi dùng thịt heo”.
Chị Trần Thùy Dung, quận Thủ Đức cho biết “Nghe thông tin heo bị đúc thuốc siêu nạc, tôi cũng có chút sợ hãi và lo lắng cho sức khỏe của gia đình. Trước nay gia đình tôi vẫn ăn thịt heo thường xuyên mà không biết rằng trong đó chứa thuốc tăng trọng và chất kích thích siêu nạc. Nay nghe thông tin này tôi cảm thấy lo và bắt đầu hạn chế dùng thịt nạc. Tuy nhiên những bộ phận khác như tai, lưỡi, đuôi… là món khoái khẩu thì nhà tôi vẫn sử dụng!”.
Trả lời P.V VietNamNet qua điện thoại, ông Nguyễn Đức – một chủ trại chăn nuôi heo hơn 1000 con tại huyện Long Thành, Đồng Nai không khỏi lo lắng: “Thịt heo bán ra thị trường đang chậm lại do tâm lý e ngại mua phải heo “siêu nạc”. Lứa heo sắp xuất chuồng của gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng. Đúng là “con sâu làm rầu nồi canh” ! Tôi đề nghị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán chất cấm “siêu nạc”. Đồng thời người chăn nuôi cũng cần ý thức, đừng vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng tới cả ngành chăn nuôi…”.
• Mai Thi
Tại khu vực huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, theo phản ánh của bà con chăn nuôi heo cho biết thì giá heo hơi ở khu vực này trước đây dao động từ 4,5 đến 4,7 triệu đồng/tạ nay chỉ còn có 4 triệu đồng/tạ, giảm từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng/ tạ so với tuần trước.
Người tiêu dùng đang lo ngại trước thông tin về thịt heo siêu nạc trên thị trường |
Chiều ngày 14/3, tại chợ chiều Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM hầu hết các quày thịt heo đều còn rất nhiều. Theo lời các tiểu thương trước đây khi chưa có thông tin “heo siêu nạc” bình quân một ngày một sạp lấy bán từ 2 đến 3 con heo, nhưng hiện nay do sức mua yếu, ế hàng nên lấy chỉ 1 con nhưng bán không hết.
Là một trong số người tiêu dùng “tẩy chay” thịt heo, ít nhất là trong giai đoạn hiện này, chị Đặng Thị Loan, quận Tân Bình cho biết: “Từ ngày đọc được thông tin trong thịt heo có thuốc tăng trọng, chất kích thích siêu nạc gia đình tôi ngừng ăn thịt heo hẵn, chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm thay thế khác như thịt bò, tôm cá. Khi cần lắm thì sẽ đến siêu thị dù sao cũng an toàn hoàn hơn và yên tâm hơn, mà giá cả lại phải chăng hơn ngoài chợ.”
Tương tự như chị Loan mặc dù là người dân ở vùng sâu, vùng xa nhưng anh Nguyễn Văn Lý ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi cũng tỏ vẻ e ngại đối với thịt heo. Anh cho biết: “Trước đây ngày nào tôi cũng ăn thịt heo nhưng nay tôi đã ngưng dùng nó hơn một tuần”.
Anh Lý lo ngại: “Cứ nuôi heo siêu nạc, tăng trọng nhanh như chóng chóng thế này thì “chết” ngành chăn nuôi. Người nuôi chân chính bị thiệt, người tiêu dùng cũng thiệt vì từ nay phải dè dặt khi dùng thịt heo”.
Chị Trần Thùy Dung, quận Thủ Đức cho biết “Nghe thông tin heo bị đúc thuốc siêu nạc, tôi cũng có chút sợ hãi và lo lắng cho sức khỏe của gia đình. Trước nay gia đình tôi vẫn ăn thịt heo thường xuyên mà không biết rằng trong đó chứa thuốc tăng trọng và chất kích thích siêu nạc. Nay nghe thông tin này tôi cảm thấy lo và bắt đầu hạn chế dùng thịt nạc. Tuy nhiên những bộ phận khác như tai, lưỡi, đuôi… là món khoái khẩu thì nhà tôi vẫn sử dụng!”.
Trả lời P.V VietNamNet qua điện thoại, ông Nguyễn Đức – một chủ trại chăn nuôi heo hơn 1000 con tại huyện Long Thành, Đồng Nai không khỏi lo lắng: “Thịt heo bán ra thị trường đang chậm lại do tâm lý e ngại mua phải heo “siêu nạc”. Lứa heo sắp xuất chuồng của gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng. Đúng là “con sâu làm rầu nồi canh” ! Tôi đề nghị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán chất cấm “siêu nạc”. Đồng thời người chăn nuôi cũng cần ý thức, đừng vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng tới cả ngành chăn nuôi…”.
• Mai Thi