Học tiểu học, THCS ở xã Đại Mỗ (huyện Từ Liêm, Hà Nội) và sau đó theo học Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), Nguyễn Phương Thảo vừa nhận học bổng toàn phần 7 tỷ đồng cho 4 năm học tại Viện Công nghệ Massachusset (Mỹ).

Cái tên Nguyễn Phương Thảo với biệt danh "cô gái Vàng Sinh học Việt Nam" đã trở nên quen thuộc sau cú đúp 2 lần HCV Olympic Sinh học Quốc tế, cùng giải người chiến thắng với điểm số cao nhất trong 261 thí sinh của lần thi năm 2018. Những danh hiệu sau đó tiếp tục "đến" với Thảo, trong đó đáng kể nhất là Gương mặt trẻ Viêt Nam tiêu biểu năm 2018. Trước đó, Thảo cũng từng có giải ở các cuộc thi học sinh giỏi quy mô thành phố, quốc gia.

Những ngày cuối năm, hãy cùng VietNamNet ngồi lại với cô gái hiện là sinh viên Hệ cử nhân tài năng Sinh học K63 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội:

"Thông tin "học trường làng" của Thảo trở nên "quá quý giá trong bối cảnh nhiều phụ huynh đang chiến đấu hết mình cho trường cấp 2 của con. Nếu chẳng may không được vào ttrường hot như ý, các phụ huynh cứ bình tĩnh Mọi đam mê đều dẫn đến thành công, dù rằng cấp 2 trường làng đi nữa", chị Thanh Hải chia sẻ trên một nhóm phụ huynh ở Hà Nội.

Nhiều người đã chúc mừng cho kết quả ấn tượng của Thảo, và bổ sung thêm: "Đối với xét tuyển Mỹ thì trường làng hay phố không quan trọng bằng học sinh học như thế nào tại trường, thứ hạng bao nhiêu; nên có khi trường làng lại "dễ thở" hơn "trường phố", "trường điểm".

Chia sẻ với VietNamNet, Thảo nói 2018 là một năm “vàng”; vì ngoài kết quả học tập, Thảo còn đóng góp vào các hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện vì cộng đồng. Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên em thực hiện vai trò một giáo viên, dạy học sinh THPT chuẩn bị tham dự kỳ thi Olympic.

Bài luận của Thảo cũng thể hiện được con người đặc biệt của em. Trong bài luận “cuộc sống trước đây ảnh hưởng tới bạn thế nào”, Thảo đã thể hiện được khao khát muốn có những nghiên cứu trong lĩnh vực y học.Thảo nói đến việc ngay từ nhỏ em đã được theo mẹ đến bệnh viện, chứng kiến cảnh các bệnh nhân đau đớn. Điều này thôi thúc em phải làm gì đó để giúp những người gặp vấn đề về sức khỏe có thêm niềm tin và hy vọng.

Khi được hỏi "2 năm vừa rồi, em không chỉ đột phá trong kết quả học tập mà còn lột xác ở ngoại hình", Thảo cười nói "Phải cảm ơn các bạn đả thông tư tưởng!".

Hồi lớp 11, Thảo không để ý gì về ngoại hình hay ăn mặc. Lớp 11, Thảo ở phòng ký túc cùng toàn các bạn chuyên Sinh và đều chuyên tâm vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.

Đến năm lớp 12, em chuyển phòng ký túc, lý do đơn giản là phòng có điều hòa. Lúc này, các bạn trong phòng thuộc các lớp chuyên khác, mỗi người một sở thích và sự quan tâm nên đã “cập nhật” cho Thảo nhiều thứ.

"Vì thế mà em biết chăm chút về ngoại hình, ăn mặc hơn", Thảo vui vẻ kể.

"Cũng phải nói là trước đây cuộc sống của em hơi nhạt nhẽo. Sau khi quen các bạn mới, em cảm giác có thêm màu sắc".

Thảo tự rút kinh nghiệm với các bạn trẻ là dù học tập mệt mỏi như thế nào thì vẫn nên thiết lập cho mình một số quan hệ xã hội và quen biết những người bạn ngoài ngành học của mình.

Điều này vừa giúp khai phá một số điểm mới của bản thân, vừa giúp cân bằng cho việc học.

"Em thấy sự đổi mới về mặt bên ngoài này hoàn toàn tích cực và phát hiện ra rằng, đôi khi dành thời gian cho việc khác lại có lợi hơn là cứ cắm đầu vào học", cô gái Vàng nhanh nhẹn đúc kết.

Nguyên Nguyên

Nữ sinh được "chạy" 6,5 triệu USD: “Học hành chăm chỉ đưa tôi đến Stanford”

Nữ sinh được "chạy" 6,5 triệu USD: “Học hành chăm chỉ đưa tôi đến Stanford”

Hai năm trước, khi Molly Zhao Yusi vừa được nhận vào Đại học Stanford, cô đã có cuộc trò chuyện kéo dài 90 phút để nói về việc trúng tuyển vào một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ như thế nào.