Bắt đầu từ năm 1995, đến năm 2019 hội thi đã có thay đổi như phần thi khởi động thì các thí sinh thi trực tuyến gõ nhanh bàn phím với thời gian tối đa 5 phút; cấp Tiểu học chọn thi kỹ năng lập trình (bảng A1) hoặc thi kỹ năng sử dụng máy tính và internet theo chuẩn quốc tế IC3 Spark (bảng A2); cấp THCS chọn thi kỹ năng lập trình (bảng B1) hoặc thi kỹ năng sử dụng máy tính và internet theo chuẩn quốc tế IC3 (bảng B2); Bảng A2, B2 và E mở rộng tới học sinh của các quốc gia khác khi được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Ban chấm Sơ khảo đã chọn 30 sản phẩm xuất sắc nhất (mỗi bảng 15 sản phẩm) tham dự chung khảo Hội thi toàn quốc. 

{keywords}
Ông Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam và ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao giải Nhất cho các thí sinh

Năm nay, Ban Tổ chức Hội thi đã trao 5 giải Nhất, 14 giải Nhì, 25 giải Ba và 58 giải Khuyến khích cho các thí sinh có thành tích xuất sắc nhất; Trao giải đồng đội Nhất (Đà Nẵng), Nhì (Hậu Giang), Ba (Thừa Thiên – Huế). 1 phần thưởng thí sinh nhỏ tuổi nhất; phần thưởng và học bổng Vừ A Dính cho 12 thí sinh là người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại vùng sâu, vùng xa;

Hội thi được tổ chức tại Quảng Bình. Tỉnh đoàn Quảng Bình, Trường Đại học Quảng Bình và các đơn vị liên quan đã có nhiều nỗ lực để đáp ứng yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Hội thi. Hội thi cũng nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). 

Hội thi đã trở thành ngày hội, một sân chơi trí tuệ đầy hấp dẫn, đầy bổ ích, là nơi gặp gỡ, giao lưu quen thuộc, gắn bó nhiều kỷ niệm của lứa tuổi học trò, từ đây nhiều tài năng tin học trẻ tham gia Hội thi đã trưởng thành và có những đóng góp quan trọng cho ngành CNTT của đất nước.

Thùy Linh