Năm 2012, cái tên Huyền Chip, cô gái "Xách ba lô lên và đi" đã trở thành một hiện tượng trong giới trẻ. Cô thực sự là người truyền cảm hứng, khơi dậy ước mơ được đi và khám phá của không ít người.
"Tôi chưa đi châu Âu vì cho rằng nơi này không có nhiều thử thách lắm với dân đi bụi. châu Phi giờ vẫn là một điểm đen trên thế giới và nó thôi thúc tôi đến đây", Huyền nói. |
Huyền Chíp, hiện giờ bạn là một người viết trẻ được rất đông bạn đọc nhiều lứa tuổi ngưỡng mộ, sự nổi tiếng có gây phiền toái nhiều cho bạn không?
Mình nghĩ được nhiều người biết đến là một quyền lợi hơn là một điều phiền toái. Được nhiều người biết đến thì sẽ có nhiều cơ hội hơn, gặp gỡ được nhiều người thú vị hơn. Dĩ nhiên là cũng có những phiền toái nhưng phiền toái này mình hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Trong chuyến đi tới các nước châu Á mà bạn đã đế cập ở tập 1 cuốn sách “Xách ba lô lên và đi”, có thời điểm trùng với Tết Nguyên đán ở VN, lúc đó bạn thấy nhớ nhất điếu gì về ngày tết cổ truyền ở đất nước mình?
3 năm vừa rồi, mình đều không ăn tết ở nhà. Mình nhớ nhà. Nhớ đêm giao thừa ông nội gọi cả mấy anh em lại mừng tuổi. Nhớ ông cậu năm nào cũng mang chậu quýt đến biếu bố mẹ, rồi canh không cho tụi em hái trộm quả. Nhớ mẹ dạy mình xếp đủ loại mứt vào hộp mứt nhiều ngăn để tiếp khách.
Khi đến với một đất nước xa lạ, điếu bạn lo ngại nhất là gì? Có khi nào bạn cảm thấy khó khăn trước những rào cản văn hóa và tôn giáo từ đất nước đó, chẳng hạn tới một đất nước Hồi giáo?
Cái lo ngại thường trực của mình là “Đêm nay ngủ ở đâu”. Nếu lo ngại đấy được giải quyết rồi thì chẳng còn lo ngại gì nữa. Văn hóa là khác biệt. Nếu mình tôn trọng sự khác biệt đấy thì chẳng có lý do gì để nó trở thành rào cản hay khó
khăn cả. Hồi giáo là một tôn giáo thú vị. Mình đã từng sống và làm việc ở một quốc gia Hồi giáo nên cũng không bỡ ngỡ với tôn giáo này. Điểu bất tiện duy nhất ở những quốc gia Hồi giáo là họ không ăn thịt lợn nên tìm được thịt lợn rất khó (cười).
Huyền ở lễ hội Holy tại Nepal. Cô đã có thời gian sống ở đây ba tháng. |
Huyền trên dãy Himalaya. |
Sau khi cuốn sách của bạn ra mắt độc giả, có nhiều ý kiến cho rằng chuyến đi của bạn cổ súy cho những bạn trẻ dấn thân vào một ước mơ khá hiểm nguy. Bạn nghĩ gì về ý kiến này?
Thật sự, nếu cuốn sách của mình có thể cổ súy cho bạn trẻ dấn thân theo đuổi ước mơ thì mình mừng còn không hết ấy chứ. Chẳng phải chủ tịch tập đoàn Daewoo từng nói: “Tuổi trẻ khống có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ. Ước mơ là điều tối quan trọng cho tuổi trẻ. Tuổi trẻ chính là ước mơ và lịch sử thuộc về những người biết ước mơ”. Mình cũng không thấy có vấn để gì với việc chấp nhận hiểm nguy. Mạo hiểm khác với mù quáng nhé. Trước khi mạo hiểm, mình đều tự hỏi bản thân: “Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là gì? Mình có thể chấp nhận được cái hiệu quả xấu nhất đấy không?”. Nếu như đó là điều mình thực sự muốn làm, và rủi ro của nó mình có thể chấp nhận, thì mình sẽ làm điều đó.
Có người nói bạn ích kỷ khi tham gia chuyến đi đó vì không nghĩ tới sự lo lắng của người thân?
Mình không phủ nhận là mình ích kỳ. Mình sống thật với bản thân mình, và sống cho bản thân mình. Đúng là mình đã làm cho bố mẹ lo lắng, nhưng có gì mình làm mà bố mẹ lại không lo lắng đâu? Ngày nhỏ mình tự đi xe đạp một mình, mình từ quê lên Hà Nội học, mình sang Singapore thực tập, bố mẹ cũng đều lo lắng. Vậy nếu cứ bố mẹ lo lắng mà mình không làm thì có lẽ đến tận bây giờ mình vẫn chưa làm được cái gì nên hồn. Nếu mình sống phẳng lặng quá, bố mẹ không lo lắng nhưng bản thân mình không hạnh phúc thì mình cũng không nghĩ rằng bố mẹ sẽ hài lòng đâu.
Giới trẻ xuất thân từ nông thôn thường không mấy tự tin vào bản thân, có bạn nghĩ rằng nếu không vào được đại học, họ gần như bị đóng mọi cánh cửa vào đời, bạn có điểu gì để chia sẻ từ những kinh nghiêm thực tế của mình?
Ngày trước, mình cũng có suy nghĩ như thế. Hồi nhỏ, mình cũng từng nghĩ rằng không vào được đại học thì đời mình coi như xong. Thú thật là khi quyết định không nộp đơn thi đại học, mình đã rất lo sợ, cảm giác như mình đang đánh cuộc vậy. Nhưng đến thời điểm này mình nghĩ mình đã có thể tự tin hơn vào quyết định của mình. Đại học không phải là lựa chọn duy nhất. Một cánh cửa đóng lại luôn có một cánh cửa khác mở ra. Ông trời không triệt đường sống của con người đâu.
Xin cảm ơn bạn!
(Theo Dương Dương/ Báo Xuân Nông Thôn Ngày Nay)