Theo GSK, dữ liệu này cho thấy trên thực tế nếu có sẵn dữ liệu về việc sử dụng thuốc cắt cơn kịp thời có thể giúp cảnh báo cho bác sĩ và bệnh nhân về đợt cấp sắp tới, từ đó thực hiện các kế hoạch hành động để ngăn ngừa đợt cấp.
Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến 1-18% dân số tùy theo mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người mắc và lấy đi sinh mạng của 3 - 4000 người/năm.
Theo GSK, kết quả nghiên cứu còn cho thấy trên những bệnh nhân hen có đợt cấp trong vòng 1 năm trước đó, khoảng 92% bệnh nhân không lên cơn cấp trong thời gian được điều trị với phác đồ ICS-LABA liều duy trì chủ động (PRD).
Cũng theo nghiên cứu, nguy cơ đợt cấp nặng giảm 21,8% với bệnh nhân được điều trị với phác đồ liều duy trì ICS-LABA so với bệnh nhân chỉ điều trị với ICS
Kết quả này cho thấy mối tương quan giữa việc tăng sử dụng thuốc cắt cơn và các đợt cấp hen nặng. Kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phác đồ điều trị chủ động với liều ICS-LABA duy trì (PRD), tạo những bước tiến mới nhằm giảm cơn hen cấp và kiểm soát hen tốt hơn cho bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình.
Là công ty dược phẩm toàn cầu dựa trên nghiên cứu và phát minh, trong hơn 50 năm, GSK đã nỗ lực thúc đẩy phát triển khoa học trong lĩnh vực hô hấp để cải thiện cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Trong ba năm tới, GSK sẽ hướng đến mục tiêu mang lại các tác động tích cực lên sức khỏe của hơn một phần ba dân số Việt Nam.
Nghiên cứu AUSTRI do GSK tài trợ, là một phần cam kết nỗ lực liên tục của GSK trong việc nâng cao kiến thức của đội ngũ y bác sĩ và đảm bảo bệnh nhân được hưởng lợi từ những bằng chứng khoa học mới, giúp họ kiểm soát bệnh hen phế quản tốt hơn.
Bệnh nhân thăm khám với bác sĩ để có những tư vấn, chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Các thông tin trên là một phần của Chương trình giáo dục dành cho công chúng do Liên chi Hội hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM và GSK Việt Nam phối hợp thực hiện.
Bích Đào