"Kỳ lân" là từ thường được dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp (start-up) được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Theo báo cáo của CB Insights, chuyển phát nhanh J&T Express là “ứng viên” duy nhất đến từ ASEAN lọt top 15 kỳ lân đáng giá nhất thế giới có giá trị từ 20 tỷ USD. Đối với ngành hậu cần giao nhận, chỉ có 2 doanh nghiệp có mặt danh sách này.
Đặc biệt, J&T Express là một trong số ít những kỳ lân không trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, mặc dù doanh nghiệp này vẫn sử dụng hệ thống phân loại tự động trong các kho hàng của mình.
Báo cáo này cho thấy, mặc dù không liên quan đến phần mềm và dịch vụ Internet, nhưng ngành giao nhận hậu cũng ứng dụng trực tiếp công nghệ số vào vận hành, góp mặt 51 kỳ lân trong danh sách. Trong đó, Mỹ “đóng góp” nhiều nhất với 19 công ty, Trung Quốc có 11 công ty, đứng thứ 3 là Ấn Độ với 6 kỳ lân.
Trong top 15 kỳ lân giá trị nhất thế giới, có đến hơn 50% “kỳ lân” hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực công nghệ (Fintech, AL, software...).
Theo báo báo của Hurun, trên thế giới có hơn 900 start-up, trong đó tập trung chủ yếu trong một số lĩnh vực như: công nghệ, tài chính công nghệ (fintech), dịch vụ internet... Hiện có 35 start-up kỳ lân được định giá trên 10 tỷ USD, tính tới tháng 12/2021. Trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ, chủ yếu là fintech và thương mại điện tử, kỳ lân có giá trị trên 10 tỷ USD chiếm hơn 77%.
Theo chuyên gia dự đoán, với việc định giá biến động liên tục và những đột phá trong công nghệ trong thời gian tới, sẽ tiếp tục xuất hiện kỳ lân trị giá trên 10 tỷ USD đến từ mọi quốc gia trên thế giới.
Doãn Phong