{keywords}
Kết nối thanh toán QR Code giữa Việt Nam - Thái Lan

Việc kết nối thanh toán bán lẻ sử dụng mã QR code giữa Việt Nam và Thái Lan đã chính thức hoàn thành. Đây là dự án do Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty Chuyển mạch Thái Lan (NITMX) thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Thái Lan.

Dự án được triển khai nhằm hiện thực hóa các cam kết trong lĩnh vực đổi mới tài chính được ký năm 2019. Đồng thời sẽ giúp đạt mục tiêu thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch song phương cũng như việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán giữa Việt Nam -Thái Lan.

Trong giai đoạn đầu, du khách Thái Lan có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại của Ngân hàng Bangkok quét mã VietQR để thanh toán cho hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán của Ngân hàng TPBank và BIDV tại Việt Nam.

Ngược lại, du khách từ Việt Nam sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động của Ngân hàng TPBank và Sacombank quét mã ThaiQR để thanh toán cho hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán của Ngân hàng Bangkok tại Thái Lan.

Thanh toán được quy đổi trực tiếp giữa đồng Baht và Việt Nam đồng theo tỷ giá ưu đãi, có lợi hơn so với sử dụng thẻ quốc tế do không phải quy đổi sang ngoại tệ trung gian như trước đây.

Việc thanh toán bằng điện thoại thông minh cũng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn so với thanh toán bằng tiền mặt, không lo bị mất thẻ hay giảm thiểu rủi ro gian lận giao dịch khi thực hiện giao dịch tại Thái Lan do khách hàng sẽ phải xác thực giao dịch trên thiết bị thông qua sinh trắc học hoặc mật khẩu ứng dụng thanh toán.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết: Việc kết nối thử nghiệm thành công là một thành tựu quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai Ngân hàng Trung ương nói riêng và hai quốc gia nói chung. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN trong thực hiện sáng kiến của ASEAN về kết nối thanh toán sử dụng mã QR tương thích với mục tiêu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và tiến trình chuyển đổi số của từng nền kinh tế.

Phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây nhưng theo đánh giá, chỉ tiêu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn cao, việc sử dụng tiền mặt còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của người dân; thanh toán điện tử trong thương mại điện tử còn thấp. Do đó, Chính phủ tiếp tục có nhiều chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tới các bộ, ngành.

Mục tiêu của Chính phủ là giảm thiểu việc dùng tiền mặt các giao dịch dân sự của người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phát triển thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực thương mại, y tế, giáo dục, đấu tranh hiệu quả với tội phạm công nghệ cao…

D.V

Tiếp thị khách hàng thời chuyển đổi số như thế nào?

Tiếp thị khách hàng thời chuyển đổi số như thế nào?

Tiếp thị khách hàng thời chuyển đổi số là một trong những chủ đề được nhắc đến trong cuốn cẩm nang mà Bộ Thông tin & Truyền thông xây dựng.