- Sau loạt bài “Tiếng nói người trẻ”, Vietnamnet nhận được rất nhiều bình luận, góp ý của độc giả chia sẻ cái nhìn về giới trẻ và phản ứng với cuốn sách Sát thủ đầu mưng mủ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến mà bạn đọc đã gửi về.
TIN BÀI KHÁC:
Không nên cổ vũ cho một căn bệnh của ngôn ngữ
Tin tưởng vào tuổi trẻ, vào sự sáng tạo của người trẻ nhưng nhiều độc giả còn hoài nghi, thậm chí bất bình trước những hành xử thiếu suy nghĩ của bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Không đồng tình với đánh giá “Sát thủ đầu mưng mủ” là một sáng tạo của người trẻ, bạn đọc Hoatran bày tỏ: “Tuổi trẻ là sáng tạo. Chúng tôi tin và chờ đợi điều đó rất nhiều vào thế hệ trẻ. Nhưng các bạn trẻ có biết ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học mà nhất là tác phẩm mang tính giáo dục là một thứ ngôn ngữ trong sáng, vừa để hiểu mà lại vừa súc tích, cái súc tích ở đây phải là “nói ít hiểu nhiều” mà mọi tầng lớp đều hiểu. Đừng nhầm lẫn giữa sáng tạo với sự tùy tiện, thiếu trách nhiệm với chính lời mình nói ra”.
Gay gắt hơn thế, bạn đọc Phạm Minh Hoàng nêu quan điểm: “Lâu nay tôi vẫn hay thường nghe được những câu nói đại loại như trong bài viết đã nêu mà hầu như ở những người tỏ ra "sành điệu" với thiên hạ hay những người "sỹ rởm". Loại ngôn ngữ này ít có ở những người nghiêm túc. Quả thật thì nó rất vô nghĩa mà nó cứ lan nhanh như nấm mọc sau mưa. Tôi nghĩ đây là một thứ bệnh của Tiếng Việt. Không hiểu sao bây giờ người ta còn viết ra thành sách để quảng bá nó?
Phân tích ôn hòa hơn song không kém phần sâu sắc, độc giả ở địa chỉ email vanphan@...com viết: “Ngôn ngữ được nói ra lời đồng nghĩa với suy nghĩ và nhận thức về bản chất và ý nghĩa của từng từ, không thể nói những cái mình không nghĩ hoặc không hiểu (nếu có thì chỉ là người không bình thường về tư duy). Ngôn ngữ là một phương thức quan trọng và chủ đạo để con người có thể đạt được những điều họ muốn trong hiểu, biết, nhận thức, làm. Một cuốn sách, một câu tục ngữ, một câu thơ đều có thể cho con người một cảm nhận sau khi tìm để đọc. Suy nghĩ muốn làm những điều mới của lớp trẻ là đáng trân trọng và khuyến khích nhưng điều đó phải tạo được sự hòa quyện tương tác trong nhận thức của cộng đồng theo hướng làm cho trong sáng, đẹp và thú vị hơn mới là điều rất cần.
Đừng so Giáo sư xoay với sát thủ
Về một số ý kiến đưa Sát thủ đầu mưng mủ với chương trình Hỏi xoáy đáp xoay lên bàn cân, nhiều độc giả cũng cực lực phản đối: “Đừng bao giờ so sánh “Hỏi xoáy đáp xoay” về việc này, giữa việc xuất bản một cuốn sách để lại cho muôn đời sau cần phải hoàn toàn nghiêm túc, không thể bậy bạ như vậy. “Sát thủ đầu mưng mủ” cũng không được gọi là sáng tạo, cũng chỉ bình thường là những ngôn ngữ tuổi teen được sử dụng để “chém gió” hằng ngày…” – một độc giả bình luận.
Độc giả Vũ Văn Trường nói: “Đừng nên so sánh Hỏi xoáy đáp xoay với Sát thủ đầu mưng mủ. Cá nhân mình thấy thật khập khiễng khi so sánh 2 cái đó. HXĐX là chương trình mang tính chất giải trí nhưng bên cạnh đó mình cũng thấy nó còn có ý nghĩa đả kích những cái không hay, chưa tốt của xã hội. Mình chưa thấy Sát thủ đầu mưng mủ đem lại cái gì cho những người đọc nó cả. Trên hết nó phải mang tính tích cực cho người đọc”.
Cùng quan điểm không thể so sánh như vậy, nhưng lý giải ở một góc độ khác, độc giả Thanh Nam lại có ý kiến: “Những ngôn ngữ đó chỉ là cuộc sống đời thường của giới trẻ, chưa thành văn hóa, kể cả văn hóa đại chúng. Trong khi đó, sách đại diện cho văn hóa. Khác nhau lắm. Người làm sách phải hiểu sách là gì. Nếu dễ dãi như thế, tôi cũng có thể viết và xuất bản một cuốn sách nhan đề " Những thành ngữ tục tĩu Việt Nam" sẽ chấn động hơn nhiều đấy. "Hỏi xoáy đáp xoay" cũng chỉ là một chương trình giải trí. Không so sánh với sách”.
Giật mình trước những tùy tiện và “ngộ nhận” của một số bạn trẻ về chữ “sáng tạo”, độc giả Nhị Triều ủng hộ việc ngưng xuất bản cuốn sách: “Cái nguy trước mắt đã thấy rõ: Giới trẻ bây giờ có một lối dùng chữ "sáng tạo" để viết thư, nhắn tin cho nhau, người lớn không ai hiểu nổi. Vì thế nên nhiều bạn tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm việc ở cơ quan mà vẫn quen với lối dùng chữ như thế. Cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" cũng là một lối tách rời, muốn thoát ra khỏi ngôn ngữ thông dụng của Việt Nam với rất nhiều câu tối nghĩa. Tại sao lại "Đơn giản như đan rổ"? Đan rổ mà đơn giản sao? Cấm là đúng! Cấm để không làm hư các thế hệ trẻ sau này.
MT (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC:
Không nên cổ vũ cho một căn bệnh của ngôn ngữ
Tin tưởng vào tuổi trẻ, vào sự sáng tạo của người trẻ nhưng nhiều độc giả còn hoài nghi, thậm chí bất bình trước những hành xử thiếu suy nghĩ của bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Không đồng tình với đánh giá “Sát thủ đầu mưng mủ” là một sáng tạo của người trẻ, bạn đọc Hoatran bày tỏ: “Tuổi trẻ là sáng tạo. Chúng tôi tin và chờ đợi điều đó rất nhiều vào thế hệ trẻ. Nhưng các bạn trẻ có biết ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học mà nhất là tác phẩm mang tính giáo dục là một thứ ngôn ngữ trong sáng, vừa để hiểu mà lại vừa súc tích, cái súc tích ở đây phải là “nói ít hiểu nhiều” mà mọi tầng lớp đều hiểu. Đừng nhầm lẫn giữa sáng tạo với sự tùy tiện, thiếu trách nhiệm với chính lời mình nói ra”.
Gay gắt hơn thế, bạn đọc Phạm Minh Hoàng nêu quan điểm: “Lâu nay tôi vẫn hay thường nghe được những câu nói đại loại như trong bài viết đã nêu mà hầu như ở những người tỏ ra "sành điệu" với thiên hạ hay những người "sỹ rởm". Loại ngôn ngữ này ít có ở những người nghiêm túc. Quả thật thì nó rất vô nghĩa mà nó cứ lan nhanh như nấm mọc sau mưa. Tôi nghĩ đây là một thứ bệnh của Tiếng Việt. Không hiểu sao bây giờ người ta còn viết ra thành sách để quảng bá nó?
Ngôn ngữ “Sát thủ đầu mưng mủ” khiến nhiều người giật mình (Ảnh: TTO) |
Đừng so Giáo sư xoay với sát thủ
Về một số ý kiến đưa Sát thủ đầu mưng mủ với chương trình Hỏi xoáy đáp xoay lên bàn cân, nhiều độc giả cũng cực lực phản đối: “Đừng bao giờ so sánh “Hỏi xoáy đáp xoay” về việc này, giữa việc xuất bản một cuốn sách để lại cho muôn đời sau cần phải hoàn toàn nghiêm túc, không thể bậy bạ như vậy. “Sát thủ đầu mưng mủ” cũng không được gọi là sáng tạo, cũng chỉ bình thường là những ngôn ngữ tuổi teen được sử dụng để “chém gió” hằng ngày…” – một độc giả bình luận.
Độc giả Vũ Văn Trường nói: “Đừng nên so sánh Hỏi xoáy đáp xoay với Sát thủ đầu mưng mủ. Cá nhân mình thấy thật khập khiễng khi so sánh 2 cái đó. HXĐX là chương trình mang tính chất giải trí nhưng bên cạnh đó mình cũng thấy nó còn có ý nghĩa đả kích những cái không hay, chưa tốt của xã hội. Mình chưa thấy Sát thủ đầu mưng mủ đem lại cái gì cho những người đọc nó cả. Trên hết nó phải mang tính tích cực cho người đọc”.
Cùng quan điểm không thể so sánh như vậy, nhưng lý giải ở một góc độ khác, độc giả Thanh Nam lại có ý kiến: “Những ngôn ngữ đó chỉ là cuộc sống đời thường của giới trẻ, chưa thành văn hóa, kể cả văn hóa đại chúng. Trong khi đó, sách đại diện cho văn hóa. Khác nhau lắm. Người làm sách phải hiểu sách là gì. Nếu dễ dãi như thế, tôi cũng có thể viết và xuất bản một cuốn sách nhan đề " Những thành ngữ tục tĩu Việt Nam" sẽ chấn động hơn nhiều đấy. "Hỏi xoáy đáp xoay" cũng chỉ là một chương trình giải trí. Không so sánh với sách”.
Giật mình trước những tùy tiện và “ngộ nhận” của một số bạn trẻ về chữ “sáng tạo”, độc giả Nhị Triều ủng hộ việc ngưng xuất bản cuốn sách: “Cái nguy trước mắt đã thấy rõ: Giới trẻ bây giờ có một lối dùng chữ "sáng tạo" để viết thư, nhắn tin cho nhau, người lớn không ai hiểu nổi. Vì thế nên nhiều bạn tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm việc ở cơ quan mà vẫn quen với lối dùng chữ như thế. Cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" cũng là một lối tách rời, muốn thoát ra khỏi ngôn ngữ thông dụng của Việt Nam với rất nhiều câu tối nghĩa. Tại sao lại "Đơn giản như đan rổ"? Đan rổ mà đơn giản sao? Cấm là đúng! Cấm để không làm hư các thế hệ trẻ sau này.
MT (Tổng hợp)