Cha mẹ chiều hư con
Nếu bạn quá nuông chiều, khiến con luôn làm trung tâm của mọi sự chú ý thì khi ra tiếp xúc bên ngoài xã hội, con sẽ không quen với cảm giác mình trở thành "người thứ hai". Khi chứng kiến ai đó có quyền lực hoặc được yêu quý hơn mình, con sẽ cảm thấy thiếu an toàn và lo lắng, tức giận.
Cha mẹ quá bao bọc con
Sự bảo vệ, che chở quá mức của cha mẹ có thể sẽ khiến con cảm thấy ngột ngạt rồi dần dần trở nên nhút nhát, dè dặt. Mất đi sự độc lập, con dễ thấy ghen tị với những đứa trẻ tự do, tự chủ xung quanh mình.
Cha mẹ quá độc đoán
Sự kiểm soát quá đà của cha mẹ cũng có thể nuôi dưỡng lòng ghen tị ở trẻ nhỏ. Vì cha mẹ luôn áp đặt cho con quá nhiều quy tắc nên con thiếu tự tin và luôn cảm thấy mình kém cỏi so với người khác.
Cha mẹ hay so sánh
Một sai lầm nghiêm trọng mà các bậc phụ huynh thường mắc phải là hay so sánh con mình với "con nhà người ta". Điều này chỉ khiến cho con mất đi sự tự tin, gia tăng thêm lòng ghen tị.
Cạnh tranh không lành mạnh
Khi có một cuộc thi, cha mẹ thường so sánh kết quả của các con với nhau. Đôi khi, không phải đứa trẻ tài năng hơn lại là người thắng cuộc và việc cố quy chụp đúng sai để chứng minh hay biện hộ cho bản thân đều sẽ dẫn tới lòng ghen tị tiêu cực.
Thiếu công bằng giữa các con
Đôi khi, thứ tự sinh con cũng sẽ ảnh hưởng tới cách đối xử của cha mẹ. Thông thường, đứa lớn sẽ cảm thấy ghen tị với đứa nhỏ vì em út thường được cha mẹ chú ý nhiều hơn. Hãy cố gắng đối xử công bằng và phân tích cho các con hiểu được tình cảm của cha mẹ là hoàn toàn không thiên lệch.
Những đứa trẻ tìm vận may ở mỏ vàng
Dịch Covid-19 không chỉ khiến nhiều đứa trẻ ở Zimbabwe phải bỏ học, mà còn đẩy các em vào tình cảnh nguy hiểm khi tìm kiếm vận may trong các mỏ vàng.
Theo Dân trí/Mom