Hướng dẫn sử dụng Gmail không cần kết nối mạng
Các tính năng của Gmail lúc đó được công bố một cách thật khó tin: dung lượng lưu trữ một gigabyte, cao hơn các dịch vụ khác gấp 100 lần. Và Gmail cũng sẽ tìm kiếm được! Giống như Google!
Công năng đó chẳng là gì to tát ở thời điểm hiện tại. Nhưng vào năm 2004, Hotmail và Yahoo mới cung cấp dung lượng lưu trữ một hoặc hai megabyte, chỉ đủ lưu trữ vài đường link.
Trong khi đó Gmail cung cấp dung lượng lưu trữ tương đương 50.000 email. Một điều tưởng chừng không thể có thật được.
Thật ngẫu nhiên, Google công bố phiên bản Gmail thử nghiệm giới hạn đúng ngày 1/4/2004.
Câu chuyện về Gmail bắt nguồn từ lời phàn nàn của một người dùng về các nền tảng email hiện có lúc đó. Những phàn nàn đó đã dẫn đến sự ra đời của một nền tảng email thống trị thế giới hiện nay.
"Người dùng đó là một phụ nữ. Cô ấy luôn mất công sức gửi mail hoặc cố tìm lại chúng", đồng sáng lập Google Larry Page nói. "Và rồi cô ấy buộc phải điên cuồng xóa email để giữ đúng mức giới hạn bốn megabyte. Vì vậy, cô ấy hỏi, ‘Liệu có ai sửa được cái này không?' "
Rất nhiều người đặt câu hỏi: Đây có phải là một trò đùa?
Mike Musgrove của tờ Washington Post lúc đó đã nói chuyện với các chuyên gia, những người luôn tự hỏi về cái ngày ra mắt đầy tò mò của Google, biến Google trở nên độc đáo trong một biển những công cụ tìm kiếm khác.
"Yahoo đã mất vị trí dẫn đầu trong tìm kiếm khi trở thành một cổng thông tin", Nate Elliott, nhà phân tích quảng cáo Internet tại Jupiter Research tại thời điểm đó, nói với Washington Post. "Google gần như đã xây dựng được danh tiếng nhờ giao diện công cụ tìm kiếm là một trang web trắng, sạch, không có phiền nhiễu".
Elliott nói thêm: "Tôi vẫn không thể tin đó không phải là một trò đùa".
Musgrove nhớ lại, vào ngày hôm đó có rất nhiều chuyện Cá tháng Tư được đăng tải, chẳng hạn như tin tức về việc Google sẽ mở một văn phòng trên mặt trăng.
Khi ra mắt, Gmail đã mô tả nền tảng quảng cáo của mình giống như một dạng phiếu giảm giá tại các cửa hàng tạp hóa dựa trên nhu cầu của người mua. Nghe có vẻ vô hại, nhưng Google lại nắm bắt "nhu cầu" đó bằng cách gắn cờ các từ khóa trong tin nhắn và đưa dữ liệu đó cho bên thứ ba. Điều đó làm dấy lên những câu hỏi về nơi dữ liệu được lưu trữ, ai có quyền truy cập và mức độ an toàn của dữ liệu.
"Đó là một lối cửa hậu để đọc nội dung email của bạn, mà không cần thấy email", Kevin Bankston, là một luật sư bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nói.
Như vậy, chỉ vài tháng sau khi Mark Zuckerberg ra mắt trang web có tên là Facebook, một gã khổng lồ công nghệ khác là Google đã trở thành người đi tiên phong về cách Thung lũng Silicon hút cạn dữ liệu cá nhân của người dùng.