khí nhà kính

Cập nhập tin tức khí nhà kính

Nga, Trung Quốc đua nhau phát triển điện hạt nhân

Để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050, nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Trung Quốc, EU,... tiếp tục đẩy mạnh phát triển điện hạt nhân.

‘Xanh hoá’ giao thông bằng xe điện, cần gần 14 tỷ USD cho trạm sạc

Hệ thống trạm sạc được phát triển đầy đủ, xe điện có thể là lựa chọn hàng đầu của những người mua ô tô lần đầu tại thị trường Việt. Theo đó, ở giai đoạn tăng tốc, Việt Nam cần đầu tư khoảng 13,9 tỷ USD vào năm 2040 để thiết lập mạng lưới trạm sạc.

‘Xanh hoá’ bằng xe điện, lý do Việt Nam sẽ tiết kiệm được 498 tỷ USD

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính, quá trình chuyển đổi phương tiện giao thông sang xe điện còn có thể giúp Việt Nam tiết kiệm tới 498 tỷ USD từ việc nhập khẩu dầu.

Chuyển sang xe điện để giảm ô nhiễm không khí, Việt Nam sẽ tiết kiệm 6,5 tỷ USD

Quá trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện có thể giúp giảm chi phí thiệt hại về môi trường do ô nhiễm không khí cục bộ tại Việt Nam, với mức giảm là 30 triệu USD đến năm 2030 và 6,4 tỷ USD đến năm 2050.

Lợn, bò 'ợ hơi' gây khí nhà kính, vì sao vẫn chưa nên có biện pháp mạnh?

Dù chăn nuôi bò, lợn… phát thải ra 18,5 triệu tấn CO2e mỗi năm, nhưng Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vẫn kiến nghị “hoãn” kiểm kê khí nhà kính với ngành này vì còn khó khăn.

Chưa được bán tín chỉ carbon ra nước ngoài, Bộ Nông nghiệp nói gì?

Liên quan đến việc chưa được bán tín chỉ carbon ra nước ngoài trong dự thảo đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon Việt Nam, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Tài chính chỉnh sửa do các thoả thuận chuyển nhượng đang đem lại nguồn tài chính lớn.

Hướng đến Net Zero, Hà Nội nên thúc đẩy giao thông xanh

Hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt), tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.

Việt Nam có 80,6 triệu 'trạm' phát thải di động, báo động ô nhiễm không khí

Việt Nam đang có khoảng 80,6 triệu “trạm” phát thải di động lưu thông trên đường. Đây là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, gây ô nhiễm không khí và đóng góp đáng kể vào biến đổi khí hậu.

Sẽ có gần 1.000 tỷ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa cho nông dân ở ĐBSCL

Liên quan đến chi trả tiền thí điểm tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD và có thể tăng lên đến 40 triệu USD.

Cần điều kiện gì để trồng lúa giảm phát thải được hỗ trợ từ 5-15 tỷ đồng?

Các doanh nghiệp và HTX áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính có chứng nhận sẽ được hỗ trợ số tiền từ 5-15 tỷ đồng để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Nếu thị trường carbon vận hành muộn, đại gia nhiệt điện, thép sẽ ra sao?

Giá của 1 tín chỉ carbon trong 1 tấn thép hiện giao dịch khoảng 80-100 euro. Tới năm 2030, mức này có thể lên tới 300 euro, cao gấp 3 lần. Chuyên gia cảnh báo điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm doanh nghiệp ở nước ta.

Chuyển nhượng gần 6 triệu tấn CO2 còn dư, để lâu sẽ bị mất giá

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền chuyển nhượng gần 6 triệu tấn CO2 còn dư vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2019.

‘Kho vàng’ chục triệu tấn bị vùi trong bùn vì thói quen xấu

Được ví như 'kho vàng' nếu đưa ra khỏi đồng ruộng, song người nông dân ở nước ta vẫn thường vùi rơm rạ trong bùn đất. Thói quen này không thu được tiền mà còn khiến lượng phát thải CO2 tăng gấp đôi.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Tiêu thụ top đầu thế giới, người Việt ít biết 1kg thịt lợn phát thải 4,84kg CO2

Là quốc gia tiêu thụ nhiều thứ 6 trên thế giới, mỗi năm người Việt Nam ăn gần 34kg thịt lợn. Nhưng ít người biết, 1kg thịt lợn phát thải 4,84kg CO2 ra môi trường.

Đang định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD, không thu được sẽ lỗ

Bộ NN-PTNT cũng đang hợp tác định giá 1 tín chỉ carbon ở mức 20 USD. Nhưng ở đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và giảm phát thải, nếu không thu được tín chỉ carbon thì chúng ta lỗ chứ không lời.

Trung Quốc ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới, phát thải ra lượng CO2 khổng lồ

Người dân Trung Quốc đang ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới. Cũng bởi vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề tăng phát thải khí nhà kính khi cây sầu riêng và sản phẩm vỏ sầu riêng tạo ra lượng CO2 khổng lồ.

Sầu riêng Trung Quốc phát thải nhiều CO2

Theo nghiên cứu của Trung Quốc, 1kg sầu riêng sẽ thải ra lượng khí thải tương đương khoảng 2kg carbon dioxide (CO2). Trung Quốc đang tìm cách giảm lượng khí thải carbon trong ngành nông nghiệp.

Cục Lâm nghiệp: Sắp đàm phán, ký thêm thoả thuận bán tín chỉ carbon rừng

Bán tín chỉ carbon rừng đang được nhiều địa phương ở nước ta quan tâm và muốn triển khai sớm. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, Cục Lâm nghiệp đã thông tin một loạt vấn đề liên quan để các tỉnh nắm rõ.

Năm 2050 chỉ có xe điện trên đường với hơn 10,5 triệu xe ô tô và 98 triệu xe máy

"Hiện có khoảng 2,4 triệu xe ô tô, gần như toàn bộ chạy bằng xăng. Vào năm 2050, chỉ có xe điện lưu thông trên đường với số lượng ô tô dự kiến 9,6-10,5 triệu xe", một báo cáo ước lượng.