Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và ASEANSC, từ năm 2011-2020 số lượng xe hơi bán ra trong nước đã tăng gần 4 lần, đạt 407.460 chiếc vào cuối năm 2020. Con số này cho thấy sự thay đổi toàn diện của thị trường xe hơi trong nước, và ô tô đang dần phổ biến trên đường phố. Các hãng xe cũng “chạy đua” công nghệ nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường ôtô đầy khốc liệt và nhiều tiềm năng.
Nhiều “option”, nhưng thiếu lựa chọn giải trí
Theo báo cáo của VAMA và ASEANSC, từ năm 2014 đến 2017, lượng ôtô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam tăng mạnh, thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất và lắp ráp trong nước. Trước đó, lượng xe nhập khẩu vào nước ta một thời gian dài chững lại do nhiều lần tăng thuế nhập khẩu từ năm 2008.
Khi có nhiều lựa chọn, người dùng bắt đầu có những đòi hỏi khắt khe hơn về phần cứng lẫn phần mềm, đặc biệt là những tiện ích thông minh. Nhiều người còn hướng đến các tiêu chí cảm tính khi lựa chọn xe như “cảm giác lái”.
Các hãng xe liên tục mang đến những tiện ích mới cho người dùng nhằm tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu.
Các hãng xe liên tục mang đến những tiện ích mới cho người dùng nhằm tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu. |
Nếu trước đây, người lái xe giải trí với những phương tiện được cho là đời mới như đài FM, đĩa CD, loa bluetooth riêng lẻ thì giờ đây công nghệ hiện đại đã mang đến khái niệm mới về hệ thống thông tin giải trí (in car entertainment - ICE). Các hãng xe đều tìm cách phát triển riêng hệ thống thông tin giải trí, đa phương tiện và tiện ích nằm gọn trên chiếc ô tô. Người lái có thể nghe nhạc, xem phim, kết nối với smartphone, hoặc thậm chí là nghe tin tức trên xe hơi... mà không cần một thiết bị rời nào khác.
Vài năm trở lại đây, người lái xe hơi không cần phụ thuộc vào hãng để sở hữu ICE, mà có thể thông qua các “big tech” với sự hỗ trợ từ 2 hệ điều hành trên ô tô là Apple Carplay và Android Auto. Ưu điểm của các hệ thống này là sự tương thích tốt với smartphone. Chỉ cần cắm dây, các ứng dụng trên điện thoại sẽ được đồng bộ trên xe, người lái thoải mái sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng tay chạm màn hình để điều khiển các tác vụ khi lái xe khiến người dùng bị mất tập trung.
Dùng điện thoại hoặc chạm tay vào màn hình ôtô trong lúc lái xe là những nguyên nhân hàng đầu gây mất tập trung và có thể gây tai nạn.
Chạm tay vào màn hình ôtô trong lúc lái xe gây mất tập trung. |
Lúc này, ra lệnh bằng giọng nói chính là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, Apple Carplay chưa tương thích tiếng Việt, trong khi Android Auto nhiều lúc vẫn “bó tay” với câu lệnh hoặc câu hỏi đặc trưng của người Việt. Trong lúc đang lái xe, có lẽ điều khó chịu nhất là ra lệnh mãi mà xe không chịu “nghe”. Các ông lớn dường như đang để lại khoảng trống trên thị trường ôtô Việt Nam, khi cầu có, nhưng cung chưa đáp ứng.
Việc bổ sung trí tuệ nhân tạo lên xe hơi như công nghệ giọng nói là một trong những giải pháp cần thiết, giúp người dùng trải nghiệm tiện ích dễ dàng, thông minh và an toàn hơn, nhưng đang bị bỏ ngỏ.
Xu hướng mới khi trang bị hệ thống thông tin giải trí
Tại Việt Nam, nhu cầu điều khiển thông qua trợ lý giọng nói là khao khát của không ít tài xế. Việc ra lệnh bằng giọng nói sẽ giúp trải nghiệm các tiện ích thuận tiện và thông minh hơn, giúp giữ sự tập trung khi lái xe. Nhưng nếu trợ lý giọng nói không thể hiểu và xử lý tốt câu lệnh tiếng Việt sẽ vô tình trở thành trở ngại không nhỏ trong lúc lái xe của người dùng.
Trên thực tế, việc địa phương hóa và am hiểu thói quen sử dụng ngôn ngữ bản địa là điều không hề dễ dàng. Những công ty Việt Nam được cho là có nhiều lợi thế trong việc lấp đầy khoảng trống này, bởi việc nắm bắt các nội dung bản địa cùng khả năng phân tích tiếng Việt.
Tuy nhiên, phải đợi đến cuối năm 2020, sự ra đời của trợ lý Kiki hỗ trợ tiếng Việt 100% thì việc điều khiển bằng giọng nói trên ôtô ở Việt Nam mới được giải quyết triệt để. Tháng 6 vừa qua, Kiki chính thức có mặt trên các dòng màn hình xe hơi thông minh Gotech. Với khả năng tương thích rộng rãi, giá thành hợp lý, chủ xe dù đời nào cũng có thể trải nghiệm trợ lý tiếng Việt Kiki trên các dòng màn hình này. Sự kiện này đưa kỳ vọng của thương hiệu Gotech chiếm lĩnh 50% thị phần màn hình ôtô thông minh thay vì 30% như hiện nay.
Trước đó, trợ lý giọng nói Kiki được người lái xe ở Việt Nam sử dụng thông qua kết nối với Apple Carplay hoặc Android Auto với ứng dụng Zing MP3, hoàn toàn miễn phí.
Kiki có mặt trên các màn hình ôtô thông minh Gotech từ tháng 6. |
Trên xe, Kiki thực hiện nhiệm vụ qua giọng nói với khả năng nghe và hiểu tốt giọng vùng miền tiếng Việt. Hai tác vụ phổ biến nhất là tìm đường và nghe nhạc đều là thế mạnh của Kiki. Trợ lý này hiểu rõ tên địa danh, địa điểm tiếng Việt, vì vậy có thể cung cấp hướng dẫn chỉ đường cho người cầm vô lăng chính xác và nhanh chóng khi được yêu cầu bằng giọng nói.
Ngoài ra, với lợi thế sở hữu kho nhạc khổng lồ và bản quyền từ Zing MP3, Kiki cung cấp tài nguyên giải trí gần như bất tận dành cho người dùng. Bạn có thể tìm nhạc theo tên bài hát, nghệ sĩ, album hoặc lời bài hát... và thêm bài hát vào danh sách yêu thích với câu lệnh đơn giản.
Ngoài ra, Kiki trên xe hơi cũng giúp người lái xe tận hưởng cảm giác rảnh tay khi có thể cập nhật và đọc tin tức mới nhất, hỏi và tra cứu thông tin, mở video... qua câu lệnh bằng giọng nói.
Chỉ đường và mở nhạc là hai thế mạnh của Kiki, nhờ vào lợi thế am hiểu bản địa và kho nhạc khổng lồ.
Chỉ đường và mở nhạc là hai thế mạnh của Kiki, nhờ vào lợi thế am hiểu bản địa và kho nhạc khổng lồ. |
Nhờ sự xuất hiện của Kiki, khoảng trống về một thiết bị hiểu rõ tiếng Việt, người Việt đã được lấp đầy.
"Thời kỳ phổ cập hóa ô tô tại Việt Nam có thể diễn ra từ 2025”, dự đoán của VAMA và ASEANSC về thị trường ôtô trong nước cho thấy mức độ phổ biến của phương tiện lưu thông bốn bánh trong vài năm tới. Đây cũng là cơ sở để các hãng xe và thiết bị phần cứng trên ôtô tăng sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường bằng việc tích hợp, cho ra đời những công nghệ mang lại lợi ích và đảm bảo an toàn hơn cho người lái xe tương tự như trợ lý giọng nói.
An Nhiên