Đây là doanh nghiệp có trên 30 xây dựng và phát triển trong ngành cơ khí tự động hoá. Năng lực sản xuất của Duy Khanh là chế tạo khuôn mẫu chuyên nghiệp và thiết kế chế tạo máy, các loại khuôn ép nhựa phức tạp, chính xác cao, khuôn dập kim loại liên hoàn…

Nhà máy có tổng vốn đầu tư 189 tỷ đồng, dự kiến đến cuối năm 2021 hoàn thành và đầu năm 2022 bắt đầu lắp đặt thiết bị. Dự kiến quý 2 năm 2022, sản phẩm sẽ được chính thức cung ứng đến khách hàng.

Nhà máy hướng đến công nghệ mới, công nghệ Sintering, dập ép bột kim loại và thiêu kết. Đây là công nghệ đòi hỏi cơ sở vật chất, nhà xưởng đủ quy mô, thiết bị công nghệ đắt tiền và được đối tác từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc hợp tác chuyển giao. Công nghệ này có điểm đặc biệt là sản xuất hàng loạt lớn với giá thành thấp, sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu. Nó phục vụ cho nhiều ngành như ngành công nghiệp, là linh kiện của các hệ thống điều khiển, hệ truyền động của các loại dụng cụ cầm tay, thiết bị điện, linh kiện trong xe máy, ô tô…

{keywords}
Khởi công xây dựng nhà máy.

 

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương khẳng định, để khơi thông nội lực cho doanh nghiệp ngành CNHT, thành phố đã chuẩn bị ngân sách đồng thời nâng hạn mức cho doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực CNHT vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa từ 100 tỷ lên 200 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, UBND TP đã chấp thuận cho phép đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành CNHT với quy mô 330ha. Việc hình thành khu công nghiệp này giúp tạo ra chuỗi liên hoàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm CNHT, cơ khí chế tạo và tự động hóa. Từng bước nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong nước, đón đầu cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh doanh nghiệp FDI đang đổ mạnh đầu tư vào Việt Nam.

Chi Bảo