- Quyết định đầu tư táo bạo, vợ chồng anh nông dân Ngô Xuân Linh ở huyện
Hương Sơn, Hà Tĩnh đã thành “tỷ phú” với thu nhập mỗi tháng trên
100 triệu đồng.
Bỏ “thương” về với “nông”
Tôi bước theo người công nhân giữa vườn cam bạt ngàn của vợ chồng anh chị. Anh cho biết “khoảng 250 cây cam bù vừa thu hoạch trước Tết được khoảng 25 tấn và 300 cây cam chanh được khoảng 30 tấn quả nữa. Hiện tại còn khoảng 20 tấn chưa thu hoạch.
Gia đình anh Linh vốn làm nông nhiều đời, nhưng dân Sơn Ninh có nhiều người theo nghề buôn nên học hết cấp 3, anh cũng theo chân người làng buôn bán khắp nơi.
Những năm 90 của thế kỷ trước, hai vợ chồng tích lũy vốn liếng và đi buôn hàng điện tử từ Thái Lan và Lào về Việt Nam bán. Thời gian đầu, làm ăn rất phát vì ít người làm sau đó thì kém đi.
Sau vài năm tìm sinh kế mới, cả hai bắt đầu nghĩ đến việc chuyển từ đi buôn sang làm vườn. Ở quê đất chật người đông , hai vợ chồng mạnh dạn sang vùng đồi núi xã Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy để tìm mua đất canh tác.
Ở các xã này có nhiều đồi trọc, không ai quan tâm. Anh đến xã Sơn Mai, xin thuê 7 quả đồi trọc với diện tích 20 ha để trồng trọt và chăn nuôi. Sau 2 năm thuyết phục chính quyền địa phương, huyện và tỉnh, anh đã được cho thuê 50 năm.
Mạnh dạn mới thành tỉ phú
Tch lũy được 500 triệu, vợ chồng anh Linh cắm nhà, xe, vay ngân hàng và bạn bè thêm 1 tỷ đồng, bắt đầu vào cải tạo đồi trọc bằng trồng cỏ nuôi bò, trồng rau nuôi lợn và đắp đập thả cá.
Cách làm của vợ chồng anh là dùng phân và nhờ cỏ để cải tạo đất; tăng độ mùn cho đất bằng phân bắc và cỏ mục. Anh chị cũng mạnh dạn thực hiện việc trồng cây trên mô hình đất dốc. Cỏ khô và phân bò trộn vỏ lạc được đưa xuống các hố đào trước lúc các cành cam giống được trồng.
Quy trình cải tạo đất này khiến cam nhanh tốt, cho quả gấp đôi, gấp ba các hộ dân trồng cam trong vùng.
Việc mua giống cam rất khó vì người dân bản địa không muốn bán. Anh Linh phải đi thuyết phục và mua với giá cao gấp đôi gấp 3 thị trường khoảng 300 trăm gốc đầu. Sau 3 năm, anh nhân giống từ các cây cam khỏe mạnh.
Hiện tại, trang trại có 7.000 gốc cam chanh và cam bù. 1000 gốc đã cho thu hoạch. Sang năm, số cây cam cho quả sẽ tăng gấp đôi, đồng nghĩa với tổng sản lượng thu hoạch sẽ vượt lên 150 tấn. Hàng năm, sản lượng tăng lên khoảng 30-40 tấn.
Áp dụng kĩ thuật mới, vợ chồng anh đa dạng hóa được các nguồn thu nhập và tạo ra một chu trình sản xuất cộng sinh giữa cây cối, chăn nuôi trên cạn lẫn dưới nước.
Từ năm 2008 đến nay, thu nhập của gia đình anh tăng từ 500 triệu đến trên 3 tỷ đồng. Không những trả hết nợ, từ năm 2010, lãi ròng còn lên tới 2 tỷ đồng. Tết năm 2011, con số đó đã là trên 3 tỷ đồng. Tính ra, mức bình quân hàng tháng mỗi người khoảng 5.000 USD.
TIN BÀI KHÁC
"Xã hội nghiêm thì con cháu mới học theo..'
TS Việt Nam học giải mã 'tính cách Nhật'
Bé lớp 5 tả trẻ tập đi tập nói
TS Việt Nam học giải mã 'tính cách Nhật'
Bé lớp 5 tả trẻ tập đi tập nói
Bỏ “thương” về với “nông”
Tôi bước theo người công nhân giữa vườn cam bạt ngàn của vợ chồng anh chị. Anh cho biết “khoảng 250 cây cam bù vừa thu hoạch trước Tết được khoảng 25 tấn và 300 cây cam chanh được khoảng 30 tấn quả nữa. Hiện tại còn khoảng 20 tấn chưa thu hoạch.
Người làm vườn ở đây cho hay có những cây cam bù cho 2 tạ quả. Mỗi ký bán tại vườn bình quân là 50.000 đồng, tức mỗi cây cam có thể cho thu nhập 10 triệu đồng.
Gia đình anh Linh vốn làm nông nhiều đời, nhưng dân Sơn Ninh có nhiều người theo nghề buôn nên học hết cấp 3, anh cũng theo chân người làng buôn bán khắp nơi.
Những năm 90 của thế kỷ trước, hai vợ chồng tích lũy vốn liếng và đi buôn hàng điện tử từ Thái Lan và Lào về Việt Nam bán. Thời gian đầu, làm ăn rất phát vì ít người làm sau đó thì kém đi.
Sau vài năm tìm sinh kế mới, cả hai bắt đầu nghĩ đến việc chuyển từ đi buôn sang làm vườn. Ở quê đất chật người đông , hai vợ chồng mạnh dạn sang vùng đồi núi xã Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy để tìm mua đất canh tác.
Ở các xã này có nhiều đồi trọc, không ai quan tâm. Anh đến xã Sơn Mai, xin thuê 7 quả đồi trọc với diện tích 20 ha để trồng trọt và chăn nuôi. Sau 2 năm thuyết phục chính quyền địa phương, huyện và tỉnh, anh đã được cho thuê 50 năm.
Mạnh dạn mới thành tỉ phú
Tch lũy được 500 triệu, vợ chồng anh Linh cắm nhà, xe, vay ngân hàng và bạn bè thêm 1 tỷ đồng, bắt đầu vào cải tạo đồi trọc bằng trồng cỏ nuôi bò, trồng rau nuôi lợn và đắp đập thả cá.
Chuồng nuôi bò công nghiệp của gia đình anh Linh |
Cách làm của vợ chồng anh là dùng phân và nhờ cỏ để cải tạo đất; tăng độ mùn cho đất bằng phân bắc và cỏ mục. Anh chị cũng mạnh dạn thực hiện việc trồng cây trên mô hình đất dốc. Cỏ khô và phân bò trộn vỏ lạc được đưa xuống các hố đào trước lúc các cành cam giống được trồng.
Quy trình cải tạo đất này khiến cam nhanh tốt, cho quả gấp đôi, gấp ba các hộ dân trồng cam trong vùng.
Việc mua giống cam rất khó vì người dân bản địa không muốn bán. Anh Linh phải đi thuyết phục và mua với giá cao gấp đôi gấp 3 thị trường khoảng 300 trăm gốc đầu. Sau 3 năm, anh nhân giống từ các cây cam khỏe mạnh.
Hiện tại, trang trại có 7.000 gốc cam chanh và cam bù. 1000 gốc đã cho thu hoạch. Sang năm, số cây cam cho quả sẽ tăng gấp đôi, đồng nghĩa với tổng sản lượng thu hoạch sẽ vượt lên 150 tấn. Hàng năm, sản lượng tăng lên khoảng 30-40 tấn.
Áp dụng kĩ thuật mới, vợ chồng anh đa dạng hóa được các nguồn thu nhập và tạo ra một chu trình sản xuất cộng sinh giữa cây cối, chăn nuôi trên cạn lẫn dưới nước.
Từ năm 2008 đến nay, thu nhập của gia đình anh tăng từ 500 triệu đến trên 3 tỷ đồng. Không những trả hết nợ, từ năm 2010, lãi ròng còn lên tới 2 tỷ đồng. Tết năm 2011, con số đó đã là trên 3 tỷ đồng. Tính ra, mức bình quân hàng tháng mỗi người khoảng 5.000 USD.
- Nguyễn Quang Thạch