Chủ động chọn trường, chọn ngành sớm

Học sinh hiện nay có nhiều cách thức tiếp cận với thông tin tuyển sinh đại học (ĐH), phương pháp đào tạo các ngành nghề cũng như xu hướng việc làm của xã hội. Bởi vậy, các em có cơ sở chọn lọc thông tin, chủ động định hướng bản thân theo những ngành nghề mình yêu thích và có khả năng theo đuổi lâu dài. Chọn trường, chọn nghề đã không còn dừng lại là công tác hướng nghiệp bắt buộc của gia đình hay nhà trường mà trở thành nhận thức của chính học sinh, đặc biệt là lớp 12, một cách tự nhiên.

{keywords}
 Học sinh lớp 12 giờ đây chủ động chọn trường, chọn ngành từ khá sớm

Trần Vạn Lợi hiện đang là học sinh lớp 12, THPT Nguyễn Đình Chiểu, Tiền Giang. Lợi chia sẻ bản thân thích công nghệ thông tin và muốn học tập trong môi trường năng động, giàu trải nghiệm nên ngay từ năm lớp 10, Lợi đã xác định sẽ đăng ký vào ĐH FPT.

Chủ động chọn trường, chọn ngành cũng giúp học sinh lớp 12 như Lợi sớm có phương án học tập phù hợp để đạt đủ điều kiện về điểm học bạ tham gia tuyển sinh theo phương thức này vào các trường ĐH.

Có phương án học tập giảm bớt áp lực

Qua tìm hiểu, Lợi biết ĐH FPT có nhiều phương thức tuyển sinh trong đó có phương thức dùng điểm học bạ THPT đối với những thí sinh nằm trong số 40% học sinh có kết quả học tập tốt nhất theo xếp hạng của công cụ SchoolRank do ĐH FPT phát triển.

Nam sinh nhận thấy phương thức tuyển sinh này cho mình sự chủ động, giảm bớt áp lực thi cử nhưng lại đòi hỏi phương án học tập dài hơi, duy trì kết quả tốt để có lợi thế so với các thí sinh khác. “Mình chọn phương thức dùng điểm học bạ nên đã cố gắng đạt và duy trì kết quả học tập tốt qua các học kỳ. Như vậy, mình không bị quá áp lực trong giai đoạn cuối năm lớp 12 và khi chuẩn bị thi THPT”, Lợi chia sẻ kinh nghiệm.

Lợi cũng cho biết thêm: “Nếu điểm học bạ chưa đạt thì mình vẫn có cơ hội làm lại ở kỳ thi THPT. Hai lựa chọn như vậy giúp mình cảm thấy việc học tập có mục tiêu rõ ràng nhưng không trở nên quá nặng nề”.

Xác định xếp hạng so với học sinh toàn quốc

Một trong những thực tế khiến sĩ tử lớp 12 nhiều năm “đau đầu” khi chọn trường ĐH đó là điểm cao mà vẫn trượt hoặc đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng không đỗ nguyện vọng nào. Nghịch lý này xuất phát từ việc thiếu công cụ hỗ trợ mỗi học sinh đánh giá đúng năng lực của mình so với học sinh THPT toàn quốc. Do đó, từ đầu năm 2020, ĐH FPT nghiên cứu và đưa vào sử dụng trang tra cứu SchoolRank, cho phép học sinh phổ thông trên toàn quốc tra cứu miễn phí thứ hạng học tập của mình so với bạn bè cả nước. Trần Vạn Lợi cũng đã biết tới công cụ SchoolRank.

{keywords}
 SchoolRank giúp học sinh lớp 12 biết được xếp hạng của mình so với học sinh THPT toàn quốc theo điểm học bạ hoặc điểm thi THPT

“Tiện lợi, dễ dùng, dù không có ai hướng dẫn mình vẫn có thể tự sử dụng được”, nam sinh chia sẻ trải nghiệm thử xếp hạng kết quả học tập của mình trên SchoolRank. Sớm xác định chọn vào ĐH FPT, ngay khi kết thúc học kỳ 2 năm lớp 12, Lợi đã dùng điểm của 9 môn học cơ bản năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 để tự xếp hạng bản thân qua SchoolRank. “Hiện, mình đã đạt tiêu chí nằm trong Top SchoolRank theo điểm học bạ nên có thể coi như đã yên tâm được học ngành mình thích rồi. Giờ mình chỉ cần thi đỗ tốt nghiệp THPT nữa thôi, giảm hẳn áp lực thi cử”, Lợi cho biết.

Học sinh THPT đặc biệt là lớp 12 đã trải qua thời gian dài học trực tuyến. Dù thời điểm nay, nhiều địa phương đã cho học sinh quay trở lại trường nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều em là F0, F1 vẫn buộc phải học online. Bối cảnh đó khiến sĩ tử phải linh hoạt thích ứng, chọn cho mình những phương thức tuyển sinh ĐH phù hợp. Kinh nghiệm đúc rút được từ thực tế các mùa tuyển sinh trước cũng là hành trang hữu ích để học sinh lớp 12 tự tin trước kỳ thi THPT và đợt thi tuyển ĐH - CĐ sắp tới.

{keywords}
 

Ngọc Trâm