Nhận thấy cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã có những sai sót nghiêm trọng, người
dân và những bị can trong vụ án trên đã đi tìm bằng chứng để tự cứu mình. Thế
nhưng, vượt bao sóng gió mà họ vẫn chưa tới được bến bờ công lý.
TIN BÀI KHÁC
Những vụ trộm 'đáng nể' của ôsin
Hoa hậu Thùy Lâm đi mua vàng tích trữ
Bình Minh từ chối nói về "người cũ" Thanh Thảo
Âm mưu hoàn hảo?
Theo lời khai của ông Long Trọng Đức, (1 trong 12 hộ tự nhận mình là chủ sở hữu khu đất) với cơ quan công an thì năm 1995, khi trưởng ban dự án PAM của xã là ông Trương Công Ngọ có giao lại cho HTX Làng Phan diện tích đất rừng đã được phủ xanh (7,8 ha) mà ông khi đó là chủ nhiệm. Nhận rừng từ dự án, ông giao lại 10 hộ của xóm để đảm nhận phần chăm sóc bảo vệ. Tuy nhiên, biên bản này lại không có chữ ký của 10 hộ được giao trên và dân xóm Làng Phan không ai biết sự “bàn giao” này.
Ông Trương Công Ngọ, nguyên trưởng ban dự an PAM của xã Linh Sơn cũng khai với cơ quan công an nội dung tương tự. Theo lời khai này thì chính ông là người viết biên bản bàn giao quản lý và bảo vệ rừng cho xóm Làng Phan mà ông Đức là chủ nhiệm HTX đứng ra nhận. Biên bản này được thực hiện ngày 17-4-1995. Ngày 19-5-1995, ông Ngọ làm thêm một biên bản nữa dựa trên cơ sở phát triển biên bản ngày 17-4-1995, trong đó có ghi thêm “khu dưới 2,4 ha giao cho 4 hộ, khu trên 4,9 ha giao cho 6 hộ”. Như đã nói ở trên, biên bản “giao đất” này lại không có chữ ký của người “được nhận”.
Người dân Làng Phan tập trung kêu oan cho các bị can và đòi lại quyền lợi cho mình |
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Việt cho rằng, ông đã bị mắc lừa nên đã
ký vào hồ sơ giả mạo. Theo ông Việt thì ngay sau phiên tòa sơ thẩm ngày
28-5-2010, ông đã hốt hoảng đi tìm bằng chứng chứng minh sự oan ức của mình. Và
ngày 6-8-2010, khi tìm thấy bản hồ sơ giao đất lâm nghiệp số 8150 ngày
20-12-1999 hiện đang được UBND huyện Đồng Hỷ giữ thì mọi việc mới bắt đầu sáng
tỏ. Đối chiếu hồ sơ đang lưu ở huyện với với hồ sơ mà 10 hộ dân chuyển cho ông
ký có nhiều điểm khác biệt.
Tại hồ sơ chính thức lưu ở UBND huyện Đồng Hỷ, biên bản bàn giao rừng và đất lâm
nghiệp ngày 20-9-1999 phần chữ ký của chủ hộ do ông Nguyễn Văn Hiến (khi đó là
trưởng xóm) ghi rõ tên họ và chữ ký với chức vụ là trưởng xóm được viết tắt là
“T xóm”. Tại hồ sơ do ông Ân chuyển nhờ ông Việt ký, phần này lại ghi thêm các
chữ “thay mặt 10. T xóm Làng Phan”.
Sự khác biệt này cũng diễn ra tại Đơn xin nhận đất, nhận rừng để quản lý và sử
dụng. Tại hồ sơ do UBND huyện Đồng Hỷ giữ, phần địa chỉ của chủ hộ ghi rõ là
“Xóm Làng Phan” nhưng tại hồ sơ mà ông Ân chuyển lên để ông Việt ký sau dòng chữ
“Xóm Làng Phan” lại có thêm những chữ “Đức, Hiển, Bình, Năng, Sợi, Uyên”. Theo
ông Việt, vì không phát hiện ra sự sửa chữa này nên khi những hộ dân trên chuyển
“hồ sơ” cùng đơn đề nghị xin bồi thường theo quy định lên, lại có cả bút tích
đảm bảo của trưởng, phó xóm nên ngày 3-9-2006, ông đã xác nhận với nội dung “đơn
trình bày của các hộ tại xóm Làng Phan với nội dung trong đơn là đúng, kính mong
hội đồng xem xét giải quyết”.
Dựa trên những căn cứ này, ngày 30-9-2010, TAND tối cao trong phiên phúc thẩm đã
quyết định hủy bản án sơ thẩm đã hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xử lý lại theo
quy định của pháp luật. Cũng tại phiên tòa phúc thẩm này, tòa tối cao đã khẳng
định, khi xử lý lại vụ án, cần điều tra làm rõ để xác định người đã có hành vi
sửa chữa hồ sơ giao đất của UBND huyện Đồng Hỷ dẫn đến làm sai lệch đường lối xử
lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm giành quyền sử dụng đất hợp pháp của
tập thể xóm Làng Phan (140 hộ dân). Những người có liên quan đến việc sửa và sử
dụng hồ sơ giao đất bị sửa nói trên cần phải bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
Bình mới rượu cũ
Việc bản án sơ thẩm bị hủy, người dân Làng Phan đã vô cùng mừng rỡ. Tuy nhiên,
niềm vui ngắn chẳng tày gang bởi ngày 1-8-2011, Công an tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ
nguyên quan điểm trong kết luận điều tra bổ sung của mình.
Theo đó, kết luận này vẫn khẳng định Tập thể xóm Làng Phan không phải là bị hại,
không phải là chủ sở hữu diện tích rừng 12,75 ha trên. Đưa ra quan điểm này, cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã dựa thêm vào những căn cứ không mới mẻ gì.
Đáng chú ý nhất, theo Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn
Hiến, 1 trong 10 hộ nhận mình là “chủ sở hữu” diện tích đất trên, từ năm 1997
đến năm 2003 là trưởng xóm Làng Phan.
Năm 2000, ông Hiến đại diện cho 10 hộ viết đơn xin khai thác và được UBND huyện
Đồng Hỷ cho phép. Trong quá trình khai thác, ông Hiến đã thay mặt cho 10 hộ nộp
thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với cây lâu năm thu hoạch một lần. Thế nhưng,
khi đó ông Hiến không phải là đại diện cho 10 hộ như kết luận này nêu. Theo biên
bản xác minh khai thác rừng PAM có sự hiện diện của Phòng NN và PTNT, Hạt kiểm
lâm, chính quyền xã Linh Sơn thì ông Hiến xin khai thác diện tích rừng trên với
tư cách là “đại diện tập thể Làng Phan” chứ không phải là đại diện của 10 hộ
dân.
Người dân bức xúc
Trong kết luận của mình, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên cũng không thực
sự làm rõ những nghi vấn về việc sửa chữa hồ sơ giao đất để biến quyền sử dụng
12,75 ha đất lâm nghiệp của tập thể xóm Làng Phan thành quyền sử dụng đất chỉ
của 10 hộ trong xóm như phiên tòa phúc thẩm của TAND tối cao yêu cầu.
Cũng tại kết luận này, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã dựa vào quan
điểm của Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên thể hiện qua công văn số 261/STNMT-TTr ngày
23-3-2011 cho rằng UBND huyện Đồng Hỷ giao đất cho Tập thể xóm Làng Phan là
không đúng đối tượng. Dựa vào căn cứ này Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thái Nguyên
muốn khẳng định, UBND huyện Đồng Hỷ đã sai. Nếu kết luận như vậy thì Cơ quan
CSĐT công an tỉnh Thái Nguyên cũng không thể giữ nguyên quan điểm để truy tố ông
Nguyễn Văn Việt, Phó chủ tịch UBND xã Linh Sơn tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn
chiếm đoạt tài sản”.
Theo ông Việt, chỉ khi 10 hộ dân (thực tế là 12 hộ vì thêm cả hộ ông Mão, ông
Vượng) đưa đơn đề nghị bồi thường có kèm theo Quyết định giao đất của UBND huyện
Đồng Hỷ (hồ sơ đã bị sửa chữa) ông mới ký. Bởi thế, ông chỉ là nạn nhân từ cái
sai của UBND huyện Đồng Hỷ mà thôi.
Từ những lá đơn đầy bức xúc gửi các cơ quan chức năng, người dân Làng Phan cho
rằng, 12 hộ dân đã có âm mưu chiếm đoạt tiền đền bù lẽ ra thuộc về xóm. Tiền ấy,
nhiều người bảo, nếu xóm được nhận rồi đầu tư vào những công trình phúc lợi thì
xóm làng sẽ mở mặt mở mày. Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao công an tỉnh lại cứ…
“muốn giao” tiền ấy cho những người không phải là chủ nhân thật sự của khu rừng
này.
(Theo VTC News)