12 năm trước, Tổng thống Dân chủ Obama đã định hình lại mối quan hệ giữa Washington và Thung lũng Silicon. Còn giờ đây, cơ hội hay thách thức dành cho những ông lớn công nghệ ở Thung lũng Silicon khi ông Biden nắm quyền vẫn còn là điều khó xác định…
“Màn tung hứng” của các ông lớn công nghệ vào tháng 11/2020
Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos, đã chọn đăng một bức ảnh của Biden và Harris sau chiến thắng trên Instagram, đồng thời bày tỏ niềm vui trong không khí: “Sự đoàn kết, lòng trắc ẩn và sự đàng hoàng không phải là đặc điểm của quá khứ. Thông qua một cuộc bỏ phiếu kỷ lục, người dân Mỹ một lần nữa chứng minh rằng nền dân chủ của chúng ta rất mạnh”.
Là một trong những đối thủ lớn nhất của Trump tại Thung lũng Silicon, Bezos và tờ Bưu điện Washington của chính ông đã đấu tranh với Trump trong gần 4 năm. Trong cuộc tổng tuyển cử, Amazon và các công ty dịch vụ bưu chính khác đã bị Trump chỉ trích về vấn đề gửi phiếu bầu qua thư; đây cũng là "chìa khóa chiến thắng" của Biden.
Bill Gates cũng ủng hộ Biden và bày tỏ trên Twitter về mong muốn được hợp tác với chính phủ mới và các nhà lãnh đạo của hai đảng trong Quốc hội để kiểm soát dịch bệnh đang lan rộng. Trước đây, trong nhiều lần công khai, Bill Gates đã phàn nàn về việc Trump xử lý không hiệu quả các phương án phòng bệnh khẩn cấp.
Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành của Facebook, đã viết: “Sau vài ngày chờ đợi, giờ đây chúng tôi biết rằng Joe Biden sẽ là tổng thống tiếp theo. Hơn nữa, tân Phó Tổng thống sẽ là một phụ nữ Mỹ gốc Phi và Nam Á. Là con gái của những người nhập cư, đây là lần đầu tiên sau 231 năm Mỹ sẽ tiến thêm một bước lớn nữa để xây dựng một đất nước đa dạng. Hôm nay là một ngày như vậy”.
Lauren Powell Jobs cũng ăn mừng chiến thắng của Biden và Harris trên các nền tảng xã hội, và nhận xét việc bà Harris được bầu làm Phó Tổng thống có nghĩa là “bức trần kính đã vỡ” (phép ẩn dụ để chỉ những rào cản vô hình ngăn không cho phụ nữ đạt đến đỉnh cao trong một lĩnh vực nhất định – PV).
Giám đốc điều hành Cisco Chuck Robbins đứng về phía Biden và Harris khi ám chỉ “tương lai toàn diện hơn cho tất cả mọi người”. Đã có một mối bất bình lâu dài giữa một nhóm Big Tech và chính quyền Trump. Từ CEO Apple, CEO Google, CEO Amazon đến Elon Musk, hầu hết các ông chủ trong giới công nghệ đều có quan điểm không tốt với Trump.
Có nhiều tiếng nói khác nhau ở Thung lũng Silicon
Tất nhiên, cũng có rất ít người ủng hộ Trump như đồng sáng lập Paypal Peter Thiel và đồng sáng lập Oracle Larry Ellison. Sau cuộc bầu cử ở Mỹ bốn năm trước, Peter Thiel đã có một bài phát biểu trước công chúng giải thích lý do tại sao ông ủng hộ quan điểm chính trị của Trump.
Peter Thiel tin rằng người dân ở Thung lũng Silicon chắc chắn khó chấp nhận kết quả này, đa số họ biết rằng nên chọn cách im lặng. Ông có thể không bao giờ tự gọi mình là “người của Thung lũng Silicon”. Theo quan điểm của ông, Thung lũng Silicon là một nơi chỉ có một khía cạnh chính trị và văn hóa. Người dân ở đây thiếu suy nghĩ và quá lạc quan về công nghệ cũng như tương lai.
Ông ngày càng không hài lòng với tư duy thiên tả ở Vùng Vịnh và tỏ ra bi quan về việc các công ty công nghệ sẽ đối mặt với khả năng tăng quy định. Cuối cùng đã chọn rời Thung lũng Silicon và chuyển đến Los Angeles, nhưng cũng có kế hoạch giảm đầu tư vào ngành công nghệ. Tuy nhiên, có một câu nói khác: Trump đã không mang lại những thay đổi mà Peter hy vọng, đó là lý do tại sao ông rời Thung lũng Silicon.
Với Larry Ellison, người từng được ví như Elon Musk trong thời kỳ hoàng kim của Oracle 20 năm trước, ông đã đặt cược Oracle trong cuộc chơi của chính quyền Trump. Larry Ellison cũng chính là người khơi mào thương vụ mua lại TikTok và thậm chí còn tổ chức một cuộc vận động gây quỹ cho Trump vào năm ngoái. Kết quả là ông đã chuyển nơi ở chính từ Thung lũng Silicon đến Hawaii và Oracle cũng đã di rời tới Austin, Texas.
Ngoài Ellison, một số giám đốc điều hành công ty công nghệ cao khác và các cá nhân siêu giàu cũng đang chuyển khỏi Thung lũng Silicon. Ngoài thái độ chính trị, mức thuế cao đã khiến CEO Tesla và CEO Splunk “di cư” khỏi nơi này.
Tác động của chính quyền Biden đối với Thung lũng Silicon
Trong cuộc thăm dò ý kiến của Harris năm 2019, 48% đảng viên Cộng hòa tin rằng các công ty công nghệ nên được quản lý, và 44% đảng viên đảng Dân chủ cũng bày tỏ quan điểm này. Trả lời phỏng vấn với The New York Times vào năm 2020, Biden đã tiết lộ những lo ngại của mình về sự độc quyền của nhóm Big Tech ở Thung lũng Silicon.
Ông tin rằng các công ty Internet như Facebook nên tăng cường giám sát truyền thông và ủng hộ việc hủy bỏ những điều khoản miễn trừ đối với nội dung lưu trữ trong Luật Tiêu chuẩn Truyền thông. Tổng thống đắc cử Mỹ cũng cho biết không tán thành thái độ thân thiện quá mức của chính quyền Obama đối với Thung lũng Silicon và thái độ quá ngạo mạn của các công ty công nghệ.
"Tình yêu và lòng căm thù" của Đảng Dân chủ đối với Thung lũng Silicon
Thung lũng Silicon và Vùng Vịnh luôn là vị trí của Đảng Dân chủ, nhưng Đảng Dân chủ đã dần hướng mũi nhọn của mình vào Thung lũng Silicon.
Năm 2021 sẽ khác biệt so với thời điểm cách đây 4 năm. Mặc dù Đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Nhà Trắng nhưng mối quan hệ với nhóm Big Tech đã không còn tốt đẹp như trước. Trong 4 năm tới, các ông lớn công nghệ ở Thung lũng Silicon sẽ ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề về hệ thống, chẳng hạn như thuế, các chính sách của Biden có thể làm thất vọng giới tinh hoa ở Thung lũng Silicon.
Chiến lược gia chính trị người Mỹ và là nhà đầu tư mạo hiểm Bradley Tusk đã phân tích trên các phương tiện truyền thông vào tháng 10 năm ngoái. “Chiến thắng của Đảng Dân chủ là một cuộc khủng hoảng đối với những gã khổng lồ công nghệ. Vì Đảng Dân chủ sẽ chỉ cứng rắn hơn trong vấn đề thuế và chống độc quyền”.
Tusk cũng tin rằng Thung lũng Silicon và các công ty công nghệ nhỏ mới thành lập sẽ mở ra cơ hội. Trước sự giám sát chặt chẽ của chính phủ Mỹ, nhóm Big Tech có thể phải từ bỏ một phần thị trường bằng cách chia tách hoặc làm chậm tốc độ mua bán và sáp nhập.
Phong Vũ
EU và chính quyền Tổng thống Biden nhất trí về vấn đề giám sát nhóm Big Tech
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu xác nhận, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden và Liên minh châu Âu "đồng ý" về quy định giám sát đối với những gã khổng lồ công nghệ.