- Thống kê tính đến ngày 23/3, có một số trường ĐH ngoài công lập không tăng học phí trong năm học 2012-2013. Cá biệt, có Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị còn giảm học phí trong ba năm liên tiếp.
Giảm để hút sinh viên
Theo mức học phí các trường ĐH ngoài công lập công khai trong cuốn "Cẩm nang tuyển sinh 2012" do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành thì hầu hết các trường đều tăng học phí để bù chi. Những trường giảm hoặc không tăng học phí đều là những trường mới thành lập, gặp khó khăn trong việc tuyển sinh nên muốn thu hút sinh viên.
3 trường ĐH không tăng học phí trong 3 năm liền (năm 2010, 2011 và 2012), gồm: ĐH Chu Văn An, ĐH Công nghệ Vạn Xuân, ĐH Hà Hoa Tiên. Mức học phí các trường ấn định trong khoảng từ 4 đến hơn 6 triệu/ năm.
Cá biệt có Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị giảm học phí trong 3 năm liền lần lượt từ 1,1 triệu/ tháng (2010) xuống 850 nghìn/ tháng (2011). Năm học 2012-2013 học phí giảm còn 800.000/ tháng (khối ngành Kinh tế - Quản trị) và 600.000/ tháng (khối ngành Khoa học).
Trao đổi với VietNamNet chiều 23/3, bà Lê Thị Việt Hoa – trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cho biết, nguyên nhân giảm là để thu hút sinh viên và nhà đầu tư.
"Chúng tôi chấp nhận lỗ trong những năm đầu để xây dựng thương hiệu trường. Đồng thời giảm gánh nặng cho sinh viên và phụ huynh trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn" - lời bà Hoa.
Lý do không tăng học phí trong năm học này được ông Nguyễn Đình Huân – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân nêu: “Trường mới thành lập nên rất khó tuyển sinh, tuyển sinh còn chưa đủ chỉ tiêu nên hiện tại chưa tăng học phí. Trong những năm tới, tăng hay không còn phụ thuộc vào nhà đầu tư, phụ thuộc vào số lượng sinh viên”.
Còn ông Văn Bá Thanh – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Hoa Tiên thì chia sẻ “nhà trường cố gắng không vì lợi nhuận, không kinh doanh giáo dục. Nhà đầu tư rất muốn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục… Họ sẵn sàng lấy lãi từ kinh doanh để nuôi trường”. Đó là lý do trường không tăng học phí, ông Thanh nói.
Nhiều trường vẫn tăng
Không chỉ đứng đầu về mức học phí trong số các trường đã công khai, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM còn đứng đầu về tốc độ tăng học phí hàng năm. Học phí của trường này trong 3 năm gần đây lần lượt là 55 triệu, 69 triệu rồi 74 triệu đồng mỗi năm.
Còn lại, hầu hết các trường đều tăng từ 1 đến 3 triệu đồng mỗi năm so với năm cũ. Như Trường ĐH Thăng Long, trong 3 năm gần nhất, mỗi năm tăng từ 1-2 triệu. Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu tăng từ 6,6 triệu 7,8 triệu đồng đối với hệ đại học và từ 5,4 triệu lên 6,5 triệu đồng đối với hệ cao đẳng.
Một trường ĐH ở Huế là dân lập Phú Xuân cũng tăng thêm 1 triệu đồng so với mức 6 triệu của năm ngoái. Trong khi đó, trường ở Bình Định là ĐH Quang Trung tăng 500.000 đồng.
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM có mức học phí dao động từ 12 đến15 triệu đồng, còn năm trước mức chung là 13.225 triệu đồng. Cách đây 2 năm, học phí của trường dao động từ 11,3 đến 11,5 triệu đồng.
Dính một số lình xình, mức học phí của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng vẫn không ngừng tăng lên, từ 8,980 triệu đồng của năm 2011 lên 12.980 triệu đồng. Các ngành kiến trúc, điều dưỡng đa khoa, kĩ thuật y học những năm trước có mức giá khác nhau, năm nay tăng lên đồng mức 15,980 triệu đồng. Mức phí của hệ cao đẳng có 'cú nhảy' khá mạnh, từ 7,780-8,780 triệu đồng lên hẳn 11,780 triệu đồng.
Trong khi đó, ở Hà Nội, tốc độ tăng học phí của các trường chừng mực hơn. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tăng từ 8,4 triệu đồng lên 9 triệu đồng; còn Trường ĐH Dân lập Phương Đông trong 3 năm gần đây 'xê dịch' từ 6,050-7,370 triệu đồng (năm 2010) lên 6,650-8,150 triệu đồng (năm 2011) rồi 6,75-8,25 triệu đồng (năm 2012).
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, trường phải đầu tư thêm vào cơ sở vật chất cho nên phải tăng học phí. Cụ thể, năm tới trường sẽ có phòng tập đa năng, tạo điều kiện cho sinh viên chơi các môn bóng rổ, bóng đá.
Ông Nguyễn Đình Ngộ - Hiệu trưởng ĐH dân lập Phú Xuân (Huế) lý giải, với xu hướng giá cả tăng cao như hiện nay, nhà trường cũng phải tăng học phí để trả thêm cho giảng viên.
Học phí tăng mang gánh nặng tới nhiều gia đình nông thôn có con em học đại học, cao đẳng. Trong ảnh: Phụ huynh chờ con thi đại học. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Giảm để hút sinh viên
Theo mức học phí các trường ĐH ngoài công lập công khai trong cuốn "Cẩm nang tuyển sinh 2012" do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành thì hầu hết các trường đều tăng học phí để bù chi. Những trường giảm hoặc không tăng học phí đều là những trường mới thành lập, gặp khó khăn trong việc tuyển sinh nên muốn thu hút sinh viên.
3 trường ĐH không tăng học phí trong 3 năm liền (năm 2010, 2011 và 2012), gồm: ĐH Chu Văn An, ĐH Công nghệ Vạn Xuân, ĐH Hà Hoa Tiên. Mức học phí các trường ấn định trong khoảng từ 4 đến hơn 6 triệu/ năm.
Cá biệt có Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị giảm học phí trong 3 năm liền lần lượt từ 1,1 triệu/ tháng (2010) xuống 850 nghìn/ tháng (2011). Năm học 2012-2013 học phí giảm còn 800.000/ tháng (khối ngành Kinh tế - Quản trị) và 600.000/ tháng (khối ngành Khoa học).
Trao đổi với VietNamNet chiều 23/3, bà Lê Thị Việt Hoa – trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cho biết, nguyên nhân giảm là để thu hút sinh viên và nhà đầu tư.
"Chúng tôi chấp nhận lỗ trong những năm đầu để xây dựng thương hiệu trường. Đồng thời giảm gánh nặng cho sinh viên và phụ huynh trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn" - lời bà Hoa.
Lý do không tăng học phí trong năm học này được ông Nguyễn Đình Huân – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân nêu: “Trường mới thành lập nên rất khó tuyển sinh, tuyển sinh còn chưa đủ chỉ tiêu nên hiện tại chưa tăng học phí. Trong những năm tới, tăng hay không còn phụ thuộc vào nhà đầu tư, phụ thuộc vào số lượng sinh viên”.
Còn ông Văn Bá Thanh – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Hoa Tiên thì chia sẻ “nhà trường cố gắng không vì lợi nhuận, không kinh doanh giáo dục. Nhà đầu tư rất muốn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục… Họ sẵn sàng lấy lãi từ kinh doanh để nuôi trường”. Đó là lý do trường không tăng học phí, ông Thanh nói.
Nhiều trường vẫn tăng
Không chỉ đứng đầu về mức học phí trong số các trường đã công khai, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM còn đứng đầu về tốc độ tăng học phí hàng năm. Học phí của trường này trong 3 năm gần đây lần lượt là 55 triệu, 69 triệu rồi 74 triệu đồng mỗi năm.
Còn lại, hầu hết các trường đều tăng từ 1 đến 3 triệu đồng mỗi năm so với năm cũ. Như Trường ĐH Thăng Long, trong 3 năm gần nhất, mỗi năm tăng từ 1-2 triệu. Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu tăng từ 6,6 triệu 7,8 triệu đồng đối với hệ đại học và từ 5,4 triệu lên 6,5 triệu đồng đối với hệ cao đẳng.
Một trường ĐH ở Huế là dân lập Phú Xuân cũng tăng thêm 1 triệu đồng so với mức 6 triệu của năm ngoái. Trong khi đó, trường ở Bình Định là ĐH Quang Trung tăng 500.000 đồng.
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM có mức học phí dao động từ 12 đến15 triệu đồng, còn năm trước mức chung là 13.225 triệu đồng. Cách đây 2 năm, học phí của trường dao động từ 11,3 đến 11,5 triệu đồng.
Dính một số lình xình, mức học phí của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng vẫn không ngừng tăng lên, từ 8,980 triệu đồng của năm 2011 lên 12.980 triệu đồng. Các ngành kiến trúc, điều dưỡng đa khoa, kĩ thuật y học những năm trước có mức giá khác nhau, năm nay tăng lên đồng mức 15,980 triệu đồng. Mức phí của hệ cao đẳng có 'cú nhảy' khá mạnh, từ 7,780-8,780 triệu đồng lên hẳn 11,780 triệu đồng.
Trong khi đó, ở Hà Nội, tốc độ tăng học phí của các trường chừng mực hơn. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tăng từ 8,4 triệu đồng lên 9 triệu đồng; còn Trường ĐH Dân lập Phương Đông trong 3 năm gần đây 'xê dịch' từ 6,050-7,370 triệu đồng (năm 2010) lên 6,650-8,150 triệu đồng (năm 2011) rồi 6,75-8,25 triệu đồng (năm 2012).
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, trường phải đầu tư thêm vào cơ sở vật chất cho nên phải tăng học phí. Cụ thể, năm tới trường sẽ có phòng tập đa năng, tạo điều kiện cho sinh viên chơi các môn bóng rổ, bóng đá.
Ông Nguyễn Đình Ngộ - Hiệu trưởng ĐH dân lập Phú Xuân (Huế) lý giải, với xu hướng giá cả tăng cao như hiện nay, nhà trường cũng phải tăng học phí để trả thêm cho giảng viên.
- Nguyễn Thảo