Cùng điểm danh 20 công trình kiến trúc tuyệt vời trên đất Mỹ.

{keywords}
Thư viện George Peabody (Baltimore, Maryland): Người dân gọi đây là “Thánh đường Sách” bởi tính chất đồ sộ của nó, những lan can sắt uốn lượn chi tiết đều mở ra sảnh lớn bên dưới. Đặc biệt thư viện vô cùng nổi bật vào ban đêm dưới ánh sáng mờ ảo và trần nhà lấp lánh

{keywords}
Nhà thờ Chúa Ba Ngôi (Boston, Massachusetts): Công trình kiến trúc tôn giáo này được xây xong từ năm 1877, nhưng ngọn nguồn của nó lại gắn với xứ đạo của những người di cư từ châu Âu đến từ năm 1733 tức là cách đây gần 3 thế kỷ. Đến nay, nhà thờ lộng lẫy và hoành tráng này đã trở thành niềm tự hào của giáo dân Mỹ và luôn luôn mở cửa cho du khách. Phía trước sân nhà thờ là cỏ xanh xung quanh một vườn ươm vườn, mát mắt, mang lại cảm giác thoải mái cho khách trong những ngày nóng

{keywords}
Cổng hình cung Arch (St. Louis, Missouri): Cao hơn cả Tượng Nữ Thần Tự Do, Kim Tự Tháp, và Tháp Eiffel, Gateway Arch(Cổng hình cung Arch) như một cái cửa lớn cao vút tầng mây chế bằng thép không gỉ sáng lấp lánh, có hình dáng của đường cầu vồng, biểu tượng cho hy vọng nối với tương lai, là sự làm lành giữa thượng đế và loài người. Gateway Arch còn được tạp chí du lịch “Travel and Leisure” bầu chọn là nơi được thăm viếng nhiều nhất thế giới sau công viên giải trí Disney World, Disneyland và Tháp Eiffel

{keywords}
Đập Hoover (Clark County, Nevada): Ðập nước Hoover Dam cách Las Vegas 48 km về hướng Ðông Nam, là một công trình kiến trúc hùng vĩ (cao 221m) với mục đích điều hòa lưu lượng nước, ngăn ngừa lũ lụt, dẫn thủy nhập điền tiêu tưới cho hoa mầu và quan trọng hơn hết là cung cấp điện năng cho thành phố sống về đêm Las Vegas và cả một vùng Nam California tưng bừng sức sống nhất là trong giai đoạn khan hiếm dầu hỏa như hiện nay dùng thủy điện thay thế những nhà máy phát điện chạy bằng dầu hỏa

{keywords}
Cung điện Ngô (Mitchell, South Dakota): Được xây dựng vào năm 1892, Cung điện ngô (Corn Palace) ở Mitchell, miền Nam Dakota, hiện là một trong những điểm du lịch lạ thu hút nhiều du khách nhất của nước Mỹ. Mỗi năm, các nghệ sĩ địa phương trang trí cung điện với những chủ đề khác nhau bằng những bắp ngô màu tự nhiên, các loại ngũ cốc và những loại cỏ bản địa như hạt lanh, lúa mạch đen, lúa mì, yến mạch, kê và rơm...

{keywords}
Toà tháp Smith (Seattle. Washington): Dù đã tồn tại đến nay đã hơn 100 năm, nhưng tòa tháp Smith vẫn là một biểu tượng và là niềm tự hào của người dân thành phố Seattle. Phần mặt tiền bên dưới được trang trí bằng đá hoa cương tự nhiên kết hợp với tường ngoài trời làm bằng chất liệu đất nung dễ dàng cách nhiệt, chống sốc, không thấm nước và phần hải đăng trên cùng được thiết kế như một kim tự tháp thu nhỏ đang là nơi trú ngụ của vợ chồng Petra Franklin Lahaie cùng 2 cô con gái nhỏ

{keywords}
Lâu đài Wilson (Proctor, Vermont): Được vợ chồng nhà Wilson xây vào năm 1867, với tổng kinh phí 1,3 triệu USD thời bấy giờ. Wilson Castle là toà biệt thự tráng lệ như trong truyện thần tiên, kết hợp nhiều trường phái kiến trúc từ thế kỷ 19 như: kiến trúc thời Phục Hưng của Hà Lan, kiến trúc baronial đặc trưng của Scotland, phong cách hoàng gia thời triều đại của nữ hoàng Anne và phong cách kiến trúc Romanesque Revival. Hiện nay, nơi đây là một bảo tàng thường được mở cửa từ cuối tháng 5 tới cuối tháng 10 cho khách du lịch tham quan

{keywords}
Biệt thự Biltmore (Asheville, North Carolina): Được xây dựng bởi George Washington Vanderbilt II, do Richard Morris Hunt thiết kế trong phong cách của một lâu đài, khu biệt thự này được xem là một trong những công trình tiêu biểu của thế giới thế kỷ 19. Tòa nhà có 250 phòng, và một khuôn viên vô cùng xinh đẹp, thậm chí là cả một nhà máy rượu

{keywords}
The Arcade (Cleveland, Ohio): Có tuổi đời hơn 125 năm, The Arcade nổi tiếng là trung tâm mua sắm cao cấp lâu đời nhất đất nước cờ hoa, được xây dựng theo phong cách thời đại nữ hoàng Victoria (1837-1914). Toà nhà này có 5 tầng với 4 dãy ban công bằng sắt với mái vòm dài 91m khổng lồ bằng kính ấn tượng. Khu mua sắm được cải tạo lại vào năm 1939 và trở thành nơi thu hút người dân và du khách thập phương

{keywords}
Nhà ga Union Station (Nashville, Tennessee): Trở về thời kỳ khi xe lửa còn là phương tiện di chuyển được công chúng ưa chuộng nhất, nhà ga Union Station ở thành phố St Louis tiểu bang Missouri là nhà ga lớn nhất và bận rộn nhất thế giới trước đây, với 22 đường xe lửa, 44 đường rầy và khu nhà đậu xe (train shed) rộng lớn nhất thế giới

{keywords}
Hiện nay, nhà ga Union Station là một địa danh lịch sử (National Historic Landmark) của Mỹ. Sau đợt sửa chữa năm 1985 với tổng kinh phí 150 triệu USD, đã biến nơi đây thành khách sạn, trung tâm thương mại và giải trí. Tại đây có khoảng hơn 530 phòng khách sạn và nhiều nhà hàng, quán ăn vả tiệm tùng

{keywords}
Toà nhà Empire State (New York): Cao 381 m với 102 tầng, xây dựng trong một thời gian ngắn kỷ lục (chỉ 16 tháng). Tên của tòa tháp được đặt theo biệt danh (nickname) của thành phố New York (Empire State). Nó được coi là tòa tháp cao nhất thế giới trong suốt 40 năm, kể từ khi hoàn thành năm 1931, vượt qua kỷ lục của Chrysler Building

{keywords}
Tòa nhà Carbide & Carbon (Chicago, Illinois): Toạ lạc tại số 230 North Michigan Avenue, toà nhà Carbide & Carbon được mệnh danh là di tích thắng cảnh của thành phố Chicago, được thiết kế bởi 2 người con trai của kiến trúc sư Danial Burnham, lấy cảm hứng theo trường phái nghệ thuật Art Decor. Toà nhà này nổi bật bởi nó được xây lên sử dụng vật liệu chủ yếu là gạch terra cotta, được trang trí bằng đá granite đen, và phần đỉnh bằng vàng. Ý tưởng ban đầu là biến nó giống như một chai rượu Champagne khổng lồ giữa lòng thành phố

{keywords}
U.S. Capitol (Washington, DC): Nếu có dịp đến thủ đô Washington nước Mỹ, thì bạn chắc chắc phải ghé thăm Điện Capitol, được xem là một trong những kiệt tác mái vòm đẹp nhất thế giới. Điện Capitol có diện tích rộng hơn 16 ngàn mét vuông, bao gồm 540 phòng, 658 cửa sổ và 850 cửa ra vào, không gian có thể chứa khoảng 4.000 người cùng với những tiện nghi hiện đại. Được xây dựng vào năm 1793, do chính Tổng Thống George Washington chọn địa điểm, đặt viên đá góc và được kiến trúc sư William Thornton thiết kế

{keywords}
Bảo tàng và vườn sinh thái Vizcaya (Miami, Florida): Được các cặp đôi bình chọn là điểm đến lãng mạn nhất bang Florida, nơi đây từng là chỗ ở của ông trùm công nghiệp James Deering (1859 – 1925). Sau khi ông chết, nó được chuyển thành một viện bảo tàng, nơi trưng bày các tác phẩm mỹ thuật châu Âu cổ đại nguyên bản ở 34 phòng. 4 ha vườn của Vizcaya ngay hàng thẳng lối với các vòi phun nước, bể bơi và ban công với view nhìn ra vịnh Biscayne là nơi lý tưởng để chụp ảnh mẫu và các lễ cưới lớn

{keywords}
Nhà kính (New Canaan, Connecticut): Được công nhận là kiệt tác để đời của kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson, nhà kính (Glass House) còn là một công trình có tầm ảnh hưởng lớn, làm thay đổi cái nhìn về kiến trúc. Toàn bộ kết cấu màu trắng tinh xác định một không gian giới hạn với bốn mặt kính chạy suốt chiều cao, cho phép ánh sáng tự nhiên thâm nhập vào không gian nội thất, cũng như lấy cảnh trí thiên nhiên xung quanh làm ảnh tường nền khi nhìn từ bên trong

{keywords}
Nhà thờ Cadet (Colorado Springs, Colorado): Được hoàn thành vào năm 1962, nhà thờ Cadet của Học viện Không quân Mỹ ở thành phố Colorado Springs, bang Colorado, được đánh giá là một thành tựu của kiến trúc hiện đại và cũng là một công trình thuộc hàng phức tạp nhất. Nhà thờ này bao gồm 17 tòa tháp. Tại đây, cũng có điện Phật dành cho Phật tử và có phòng cầu nguyện dành cho tín đồ các tôn giáo khác. Công trình được lọt vào danh sách các di tích lịch sử của Mỹ vào năm 2004

{keywords}
Khách sạn Arizona Biltmore (Thành phố Phoenix, bang Arizona): Được mệnh danh là “Viên ngọc quý của sa mạc”, khách sạn lừng danh Arizona Biltmore là di sản của kiến trúc sư Albert Chase McArthur, một trong những học trò xuất sắc của Frank Lloyd Wright. Đây còn là nơi dừng chân của các vị Tổng Thống Mỹ từ thời ông Herbert Hoover đến George W. Bush

{keywords}
Nhà hát Alabama (Thành phố Birmingham, bang Alabama): Được xây dựng vào năm 1927 bởi hãng phim Paramount Pictures, Alabama Theatre vốn là nhà hát/rạp chiếu phim lớn nhất của hãng này tại khu vực miền nam nước Mỹ thời kỳ đó, với hớn 2.500 chỗ ngồi. Nhiều năm sau, đại phong cầm cổ của hãng Wurlitzer và các trang trí hội trường màu đỏ và vàng, cũng như các bức tranh vẫn được giữ lại đáng kể. Theater này vẫn được sử dụng là nơi tổ chức các buổi concert, kịch nói, và các màn trình diễn nhảy

(Theo 24h)