Đó là một trong những nội dung mà diễn giả Lance G King – tác giả cuốn sách “Thất bại tích cực – Chìa khóa thành công cho con” – đã nhấn mạnh trong buổi trò chuyện với các phụ huynh Việt Nam.
Lance G King là tác giả có nhiều đầu sách viết về phương pháp học tập hiệu quả dành cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Ông là người sáng lập chương trình The Art of Learning (Nghệ thuật học tập) được triển khai ở 250 trường tại 33 quốc gia. Giáo trình dạy kỹ năng thế kỷ 21 của ông cũng đang được sử dụng ở 4.000 trường học của 150 quốc gia trên thế giới.
Diễn giả Lance G King |
Tại buổi giao lưu tối ngày 8/12, ông đã chia sẻ một số nguyên tắc vàng của thất bại tích cực theo quan điểm của ông.
Ông đưa ra một số số liệu theo nghiên cứu của ICM về hoạt động vui chơi của trẻ ở Anh: Một nửa số trẻ 7-12 tuổi bị cấm trèo cây, 4/10 trẻ bị cấm chơi ở công viên hoặc khu vui chơi nếu không có người lớn, 1/3 trẻ không được đi xe đạp nếu không có sự giám sát của cha mẹ, 70% số người lớn được phỏng vấn cho biết họ chủ yếu vui chơi ngoài trời, trong khi con số này ở trẻ em là 29%.
Lance G King cho rằng, cha mẹ nên dạy con biết thận trọng nhưng đừng khiến con e sợ trước những cái mới lạ. “Hãy khuyến khích trẻ tham gia những thách thức mới và xem thất bại như một phản hồi” – ông nói.
Một trong những nội dung khác biệt mà ông cho rằng nhiều bậc phụ huynh vẫn thường lầm tưởng, đó là “dạy con khác với làm bạn của con”.
“Đôi khi bạn phải làm cha mẹ thay vì làm bạn. Bạn phải là người chỉ ra những sai lầm của con, yêu cầu chúng làm lại và không được mắc phải những sai lầm này một lần nữa”.
Diễn giả tới từ New Zealand đưa ra khái niệm “hãy là nhà vô địch của con”. Nhà vô địch của con nghĩa là người tin tưởng vào con một cách vô điều kiện, là người khuyến khích con làm những việc mà chúng vẫn sợ, người không bao giờ bỏ rơi chúng dù có chuyện gì xảy ra, và là người luôn thuộc nằm lòng những điều mà con quan tâm nhất.
Theo ông, một trong 3 yếu tố tạo nên thành công của một đứa trẻ là sự bền bỉ, kiên trì. Và có 3 nhân tố giúp trẻ phát triển sự bền bỉ, đó là: gia đình, người lớn, bạn đồng trang lứa.
Gia đình phải là những người luôn quan tâm, chú ý tới trẻ, và đảm bảo không có mâu thuẫn xảy ra. Gia đình cũng phải đặt ra những quy tắc và kỷ luật rõ ràng, là người đặt ra kỳ vọng cao về đạo đức, học vấn của trẻ.
Trẻ phải có một người lớn có quan hệ gần gũi nhất với trẻ, hoàn toàn tin tưởng vào trẻ.
Bạn đồng trang lứa của trẻ nên là những đứa trẻ có kỳ vọng cao, có cách nhìn tích cực, có giấc mơ, kế hoạch và mục tiêu rõ ràng.
Những đặc điểm chính của thất bại tích cực, gồm có: thừa nhận thất bại, quản lý cảm xúc đối với thất bại, biến thất bại thành trải nghiệm học hỏi, thay đổi và làm lại. Và cách dạy con cách thất bại tích cực tốt nhất là làm gương.
Nguyễn Thảo
Tổng thống Abraham Lincoln dạy con kỹ năng sống thế nào?
Người phương Tây dạy con kỹ năng sống từ rất sớm. Hãy thử xem bức thư cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai mình để dạy con thế nào.
Hoàng Gia Anh dạy con kỹ năng sống thế nào (Phần 2)
Cùng tiếp tục tìm hiểu những bí quyết dạy kỹ năng sống cho con của vợ chồng hoàng tử William.
Hoàng Gia Anh dạy con kỹ năng sống thế nào (Phần 1)
Những tưởng các hoàng tử công chúa của Hoàng Gia Anh sống trong nhung lụa và không phải làm bất cứ một điều gì, nhưng thực tế ngược lại, các bé được dạy kỹ năng sống từ khi còn rất nhỏ.
12 nguyên tắc dạy con của Hiệp sĩ Công nghệ thông tin
"Đừng xâm phạm tuổi thơ của trẻ bằng nhân danh giáo dục, đừng mong dạy con thành siêu nhân và ép chúng học những gì ta thích..." - anh Phạm Mạnh Tuân nhấn mạnh