Coi nhà chồng là gia đình chứ không phải đối thủ
Hãy chấp nhận sự thật rằng họ là gia đình của chồng bạn, nơi mà người bạn đời của bạn đã lớn lên và anh ấy yêu thương gia đình mình hơn tất cả. Bạn hãy ghi nhớ điều này và sẽ thấy gia đình bên chồng trở nên dễ chịu đựng hơn, mọi thứ cũng sẽ suôn sẻ hơn.
Hãy coi họ như gia đình chứ không phải đối thủ. Nhiều người cuối cùng lại làm hỏng mối quan hệ với nhà chồng vì coi họ là đối thủ, là người luôn áp đặt những yêu cầu. Và trong trường hợp có bất kỳ xung đột nào xảy ra, hãy cố gắng xem xét từ quan điểm của họ và đối xử với họ như gia đình, chứ không phải đối thủ. Nếu bạn nhìn mọi thứ từ góc độ của họ, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu và thông cảm cho họ.
Kìm nén cái tôi của bạn
Hầu hết các mối quan hệ đổ vỡ là do cái tôi thái quá của mỗi người. Vì vậy, bạn hãy tuân theo quy tắc rất đơn giản đó là hãy khiêm tốn và cố gắng tránh mọi xung đột với nhà chồng nếu có thể. Hãy lấp đầy khoảng cách giữa bạn với nhà chồng bằng tình yêu, sự thấu hiểu và tránh để cái tôi chen vào bất cứ lúc nào.
Thêm vào đó, nên tránh so sánh gia đình bạn với gia đình nhà chồng. Hoàn cảnh, điều kiện sống và quan điểm sống của mỗi gia đình là khác nhau; và kỳ vọng của bạn về gia đình nhà chồng sẽ luôn khác với kỳ vọng về gia đình nhà bố mẹ bạn. Hãy chấp nhận sự khác biệt này thay vì chống lại nó. Và mối quan hệ của bạn với gia đình chồng sẽ có lợi, tốt đẹp hơn.
Hãy cố gắng làm quen với gia đình chồng
Chúng ta có xu hướng không thích hoặc phớt lờ những người mà chúng ta không thực sự biết họ là ai. Do vậy, sau khi đã được giới thiệu về gia đình chồng, hãy cố gắng để làm quen với họ. Trước tiên đó là những người lớn tuổi trong nhà, sau đó là anh chị em của chồng bạn, rồi đến những người nhỏ tuổi hơn. Hãy nhờ chồng bạn chỉ rõ hơn về tên các thành viên và các mối quan hệ trong gia đình anh ấy, giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà chồng.
Nụ cười là khởi đầu cho nhiều điều tuyệt vời, trong đó có cả những mối quan hệ. Bất cứ khi nào gặp gia đình chồng, hãy nhớ nở nụ cười thật lòng. Và vì bạn là thành viên mới, nên hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với họ trước. Hãy sẵn sàng chấp nhận bất kỳ câu trả lời, phản hồi nào và cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn nhận được câu đôi khi quá ngắn gọn hay cáu kỉnh. Hãy nhớ rằng bạn ở đó vì chồng bạn và bạn vẫn là người lạ nên họ cần thời gian để làm quen với bạn.
Thân thiện với trẻ nhỏ
Trẻ em luôn dễ tiếp cận và lấy lòng hơn so với người lớn. Cố gắng chơi với những đứa trẻ của gia đình chồng hoặc kể chuyện cho chúng nghe. Thỉnh thoảng bạn đến chơi và mang sô cô la hoặc kẹo cho chúng. Hãy để người lớn tuổi trong gia đình thấy rằng bạn là một người thân thiện và vui vẻ. Bạn cũng nên tôn trọng thói quen, nguyên tắc của gia đình chồng. Nếu họ không cho phép lũ trẻ ăn đồ ngọt thì hãy tránh mua đồ ngọt cho bọn trẻ và thay bằng những món quà khác.
Tôn trọng người lớn
Thể hiện sự tôn trọng với những người lớn tuổi trong gia đình chồng khi bạn nói chuyện, ăn uống hoặc ngay cả khi bạn chỉ ngồi trước mặt họ mà chẳng làm gì. Tốt nhất là đừng mải mê chơi điện thoại mà không bận tâm đến sự có mặt của họ. Hãy thể hiện sự chú ý đến cuộc trò chuyện với họ hoặc món ăn bạn đang ăn. Sự chú ý của bạn sẽ gây ấn tượng tốt với họ.
Bạn cũng có thể hỏi một vài câu chuyện về gia đình để thể hiện sự quan tâm cũng như hiểu hơn về gia đình chồng. Nếu chẳng may họ muốn tô vẽ cho những câu chuyện thật hay thì hãy chỉ cười và lắng nghe là được.
Là chính mình
Hãy cứ là chính mình và bạn không cần phải hành động chỉ để lấy lòng, để họ yêu quý bạn dù thực tâm bạn không muốn làm vậy. Hãy thể hiện rằng bạn chân thành trong mọi việc bạn làm và những gì bạn nói trong mỗi cuộc trò chuyện. Cũng không có hại gì khi chia sẻ với họ một vài điểm thiếu sót của bạn. Còn khả năng và tài năng của bạn, thì hãy thể hiện khi làm điều gì đó cho hơn là chỉ kể lể.
Đừng bao giờ so sánh gia đình hai bên
Tất cả mọi người đều khác nhau. Bố mẹ bạn và bố mẹ chồng sẽ không bao giờ giống nhau. Khi bạn so sánh hai bên gia đình với nhau, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy chấp nhận gia đình nhà chồng như hiện tại và thể hiện tình yêu với họ.
Cũng đừng bao giờ khoe khoang về gia đình bạn với nhà chồng. Bạn có thể kể những điều về bố mẹ hay gia đình ruột thịt của mình nhưng đừng khoe khoang, khoác lác về những thứ gia đình bạn có. Điều này có thể khiến bố mẹ chồng bạn khó chịu hoặc gây ra những nhận xét tiêu cực.
Giữ liên lạc với họ
Nếu bạn không ở chung nhà với bố mẹ chồng, hãy dành thời gian để nhắn tin hoặc gọi điện cho họ trong tuần, trong tháng. Chắc chắn họ sẽ cảm động và điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc gắn kết mối quan hệ của bạn với nhà chồng.
Bên cạnh đó, hãy làm cho họ cảm thấy rằng bạn thừa nhận, quan tâm đến họ. Ghi nhớ ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm và đến ngày đó hãy gửi lời chúc mừng hay một món quà nào đó. Nếu bạn đã có con, hãy cập nhật và chia sẻ những sự kiện của con bạn cho bố mẹ chồng vì họ cũng rất quan tâm đến đứa cháu của họ và cố gắng sắp xếp thời gian để con bạn về gặp ông bà thường xuyên.
Luôn ủng hộ chồng bạn
Đó là gia đình của chồng bạn và sẽ luôn là như vậy. Nếu bạn đặt chồng mình vào xung đột giữa bạn với gia đình chồng, vào thế kẹt khi phải lựa chọn giữa vợ và gia đình thì sẽ chỉ gây thêm căng thẳng. Vì thế, chỉ cần bạn cố gắng đừng để tâm những việc nhỏ nhặt và ủng hộ vị trí của chồng bạn trong mối quan hệ với người thân của anh ấy là được. Thêm vào đó, hãy khen ngợi chồng bạn. Hãy đánh giá cao chồng bạn và đề cập đến những phẩm phẩm chất tuyệt vời của họ; thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn trọng, yêu thương mà bạn dành cho người bạn đời của mình.
Cũng nên nói tốt về chồng bạn khi nói chuyện với mẹ chồng. Đừng bao giờ nói xấu con trai của bà theo bất kỳ cách nào cho dù bạn có cảm thấy thoải mái thế nào khi chia sẻ mọi thứ với bà. Bà là mẹ của chồng bạn và theo bản năng bảo vệ của người mẹ thì tất cả những gì bạn nhận được là sự không hài lòng, thậm chí là ghét bỏ nếu bạn nói xấu về chồng bạn.
Vợ lấy cớ mang thai không về quê dự đám tang bên nhà chồng
Tôi mới cưới vợ được gần một năm. Vì là con gái thành phố, được bố mẹ chiều chuộng nên tính vợ tôi hơi tiểu thư. Cô ấy rất ngại về quê chồng.
Theo VOV