Trại voi Bali (BEC) là một vườn thú mở, nằm cách Ubud, thủ phủ văn hóa của hòn đảo nổi tiếng Indonesia nửa giờ đi xe về phía Bắc. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động gắn với thiên nhiên như đạp xe qua những cánh đồng hay đi thuyền trên sông nước.

Thực trạng loài voi Sumatra ở Indonesi

Năm 2005, BEC tham gia chương trình bảo tồn động vật hoang dã do Bộ Lâm nghiệp Indonesia điều hành, ủy thác các vườn thú và công viên thuộc sở hữu tư nhân nước này chăm sóc những con voi Sumatra đang bị đe dọa cực kỳ nguy cấp.

{keywords}
Sumatra được xếp vào danh sách động vật bị đe dọa 'cực kỳ nguy cấp'

Một nghiên cứu năm 2007 của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết chỉ còn lại 2.400 con voi Sumatra trong tự nhiên và giảm mạnh tới hơn một nửa do nạn săn bắt trộm để lấy ngà cũng như những xung đột giữa người và voi liên quan tới nạn phá rừng bừa bãi. Từ năm 1980 đến 2005, tương đương với chỉ một thế hệ rưỡi voi nhưng 67% môi trường sống tiềm năng của voi Sumatra đã hoàn toàn biến mất. Do đó, từ năm 2012, loài voi này được xếp vào danh sách 'cực kỳ nguy cấp'.

Những con voi Sumatra trong các công viên và vườn thú ở Indonesia hiện nay được nhân giống trong một chương trình nghiên cứu cách đây 30 năm nhằm bảo tồn loài voi quý hiếm này. Để đổi lấy chi phí nuôi dưỡng, các doanh nghiệp được công nhận này được phép kinh doanh các dịch vụ du lịch từ voi và mang lại lợi nhuận khổng lồ trước đại dịch khi BEC tính phí 230 đôla Mỹ (khoảng 5.2 triệu đồng) cho một chuyến cưỡi voi kéo dài nửa giờ cho hai người.

{keywords}
Tình cảnh đáng thương của những chú voi Sumatra ở Bali

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19, những công viên này buộc phải đóng cửa và không có bất kỳ một nguồn doanh thu nào. Theo Femke Den Haas, một bác sĩ thú y đến từ Hà Lan, người đã làm việc để bảo vệ động vật hoang dã ở Indonesia suốt 20 năm qua, cho biết 'Bạn không thể tưởng tượng được một con voi Sumatra tại đây đã gầy tới mức như thế nào. Là một loài động vật to lớn nhưng hiện nay những con voi này chỉ còn da bọc xương'.

Sự hỗ trợ của chính phủ Indonesia

Bác sĩ Haas đã tới thăm Trại voi Bali với tư cách là chuyên gia làm việc cho một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ giám sát các công viên và vườn thú đã nhận nuôi voi Sumatra ở Indonesia.

Theo ông Agus Budi Santosa, Giám đốc cơ quan này cho biết 'Nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ ở Bali đã sụp đổ hoàn toàn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tác động với những doanh nghiệp nhỏ như Trại voi Bali cũng đặc biệt nghiêm trọng. Từ khi du lịch đóng băng, họ không còn khả năng trang trải chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí cho voi ăn. Chính phủ đã phải hỗ trợ BEC các khoản tiền thức ăn và tiền điện hàng tháng'.

Vào tháng 7, Trại voi này báo cáo với Hiệp hội Phúc lợi Động vật Bali (BAWA) rằng họ vẫn đang cố gắng hết sức để chăm sóc những con voi Sumatra nhưng đồng thời cũng phải vật lộn để trang trải chi phí vận hành lên tới 1.400 đôla Mỹ hàng tháng mà không nhận được bất kỳ hỗ trợ tài chính nào.

{keywords}
Nhiều nhân viên bị BEC sa thải vẫn ở lại chăm sóc những chú voi tội nghiệp

Tuy nhiên, theo bác sĩ Haas điều này là không thể chấp nhận khi những con voi này đã đem lại lợi nhuận cho BEC suốt hơn 15 năm qua, trong khi chi phí để nuôi dưỡng một con voi chỉ vào khoảng 200 đôla Mỹ/tháng.

Ngoài ra, công viên này cũng cho hàng loạt nhân viên nghỉ việc không lương. 'Họ hành động vô trách nhiệm với không chỉ động vật mà cả với chính những con người tận tậm, tận lực vì những chú voi', bác sĩ Haas lên án BEC.

'Ngôi nhà mới' cho những chú voi đáng thương

Ba trong số 14 con voi tại Trại voi Bali (BEC) đã được một vườn thú trên đảo Java nhận nuôi. Trong khi 11 con còn lại sẽ được chuyển đến Công viên Động vật Hoang dã Tasta, một vườn thú mới, hiện đại, mở cửa vào tháng 6 ở Tabanan Regency, vùng núi tươi tốt ở trung tâm phía Nam Bali. Nhờ đó, những chú voi này đã có thể dần phục hồi.

{keywords}
Sức sống dần hồi sinh sau khi những chú voi được về 'nhà mới'

Với giá vé chỉ từ 2 đến 4 đôla Mỹ và rất ít du khách ghé thăm mỗi ngày, Công viên Động vật Hoang dã Tasta đang hoạt động thua lỗ nhưng vẫn nỗ lực đảm bảo tất cả các loài vật tại đây được ăn uống đầy đủ.

Đỗ An (Theo Aljazeera)