- Đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước đến nay với đại diện của khoảng gần 40 tập đoàn đang có mặt ở Việt Nam.
Khá lâu sau khủng hoảng kinh tế, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) trở lại Việt Nam, mang theo đoàn doanh nghiệp Mỹ hùng hậu với khoảng gần 40 tập đoàn, công ty lớn.
Kể từ hai làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ và ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ đến Việt Nam với đại diện của khoảng gần 40 tập đoàn.
Trong cuộc gặp và làm việc của đoàn với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều 6/9 tại Hà Nội, Chủ tịch USABC Alexander Feldman cho hay mục đích chuyến thăm là nhằm tìm hiểu mục tiêu và các ưu tiên trong chính sách của Việt Nam sau khi có Chính phủ mới, các biện pháp đối phó với các thách thức kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, đoàn muốn tìm hiểu vấn đề thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Mỹ trong bối cảnh hai nước tiếp tục tăng cường và nâng tầm quan hệ, và các vấn đề hợp tác khu vực như tiến trình liên kết ASEAN và đàm phán Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP).
Theo ông Alexander Feldman, doanh nghiệp Mỹ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đối phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, nhân đạo và xã hội.
Năm 1994, Mỹ chính thức bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, quyết định lịch sử mở đường cho các đại gia sản xuất tiêu dùng lớn của Mỹ bước vào thị trường Việt Nam. Năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) được ký kết mở đường cho các nhà đầu tư Mỹ tiến hành làn sóng đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Hiệp định thương mại song phương có tính lịch sử này đã đưa giá trị thương mại song phương đạt mức tăng trưởng trên 700%. Tính đến cuối năm 2010, các công ty Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 48 dự án với tổng vốn hơn 1,9 tỉ USD.
Thứ trưởng Thương mại Mỹ Francisco Sanchez mới đây phát biểu trong buổi chiêu đãi kỷ niệm lần thứ 66 Quốc khánh Việt Nam tại Mỹ, cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường mà Mỹ mong muốn nhất để phát triển quan hệ thương mại và Việt Nam sẽ trở thành địa điểm ngày càng quan trọng để Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Sau "sân chơi" WTO, Mỹ đang muốn đạt một hiệp định toàn diện cho các hoạt động thương mại song phương với Việt Nam: Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Linh Thư
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp đoàn doanh nghiệp Mỹ chiều 6/9 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN |
Kể từ hai làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ và ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ đến Việt Nam với đại diện của khoảng gần 40 tập đoàn.
Trong cuộc gặp và làm việc của đoàn với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều 6/9 tại Hà Nội, Chủ tịch USABC Alexander Feldman cho hay mục đích chuyến thăm là nhằm tìm hiểu mục tiêu và các ưu tiên trong chính sách của Việt Nam sau khi có Chính phủ mới, các biện pháp đối phó với các thách thức kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, đoàn muốn tìm hiểu vấn đề thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Mỹ trong bối cảnh hai nước tiếp tục tăng cường và nâng tầm quan hệ, và các vấn đề hợp tác khu vực như tiến trình liên kết ASEAN và đàm phán Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP).
Theo ông Alexander Feldman, doanh nghiệp Mỹ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đối phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, nhân đạo và xã hội.
Năm 1994, Mỹ chính thức bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, quyết định lịch sử mở đường cho các đại gia sản xuất tiêu dùng lớn của Mỹ bước vào thị trường Việt Nam. Năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) được ký kết mở đường cho các nhà đầu tư Mỹ tiến hành làn sóng đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Hiệp định thương mại song phương có tính lịch sử này đã đưa giá trị thương mại song phương đạt mức tăng trưởng trên 700%. Tính đến cuối năm 2010, các công ty Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 48 dự án với tổng vốn hơn 1,9 tỉ USD.
Thứ trưởng Thương mại Mỹ Francisco Sanchez mới đây phát biểu trong buổi chiêu đãi kỷ niệm lần thứ 66 Quốc khánh Việt Nam tại Mỹ, cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường mà Mỹ mong muốn nhất để phát triển quan hệ thương mại và Việt Nam sẽ trở thành địa điểm ngày càng quan trọng để Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Sau "sân chơi" WTO, Mỹ đang muốn đạt một hiệp định toàn diện cho các hoạt động thương mại song phương với Việt Nam: Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Linh Thư