{keywords}
Từ lâu, làng chài xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) nổi tiếng với "binh đoàn tàu xa bờ" công suất lớn với hàng nghìn ngư dân gắn bó với nghề câu cá ngừ đại dương. Vào mỗi mùa trăng hàng tháng, hơn 1.000 tàu thuyền xa bờ trở về cập cảng Tam Quan bán cá ngừ đại dương cho thương lái. 

 

{keywords}
"Mỗi chuyến ra khơi đánh bắt cá ngừ đại dương, chúng tôi tập kết lên tàu 3.000 lít dầu diesel, 100 kg gạo cùng lương thực, nước uống, 20 kg dây cước Nhật Bản, hơn 100 lưỡi câu, vài móc sắt inox và 4 cây tre già rắn chắc làm cần câu quanh tàu. Muốn bắt cá ngừ đại dương, ngư dân phải dùng mực xà tươi để làm mồi nhử", thuyền trưởng La Văn Nhược hơn 15 năm gắn bó với nghề cho hay.

 

{keywords}
Mỗi năm ngư dân xã Tam Quan Bắc có 11 chuyến biển đánh bắt cá ngừ đại dương (mỗi chuyến khoảng 25 ngày). Để bắt được loại cá này, mọi người phải thả sợi cước gắn lưỡi câu móc mực xà tươi xuống biển sâu 60-100 m. "Từ lúc cá cắn câu đến khi đưa được lên khoang tàu, anh em ngư dân mất khoảng 30 phút", thuyền trưởng Nguyễn Sang (ngụ xã Tam Quan Bắc) chia sẻ. 

 

{keywords}
Theo ngư dân địa phương, trong số 11 chuyến biển hàng năm, họ từng câu được con cá ngừ đại dương vây vàng lên đến 130 kg. Thỉnh thoảng một số ngư dân làng chài cũng câu được cá ngừ vây xanh 200 đến 300 kg. 

 

{keywords}
Nhiều người hợp sức khiêng cá ngừ đại dương từ khoang tàu lên bờ. Lão ngư Trần Văn Thành (ngụ xã Tam Quan Bắc), thổ lộ chuyến biển được xem là "thắng lớn" trở về khoang tàu có từ 2 đến 3 tấn cá ngừ đại dương, bán cho thương lái thu về hơn 300 triệu đồng. 

 

{keywords}
Ngư dân xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) tập kết cá ngừ đại dương lên bờ ở cảng Quy Nhơn bán cho thương lái. 

 

{keywords}
Theo giá thị trường hiện hay, mỗi kg cá ngừ đại dương (tùy theo chất lượng thịt tươi sống) bán cho thương lái dao động từ 80.000 đến 120.000 đồng. 

 

{keywords}
Cá ngừ đại dương được tập kết lên xe tải lạnh đưa đến các nhà máy chế biến ở các tỉnh miền Trung phục vụ xuất khẩu. 

 

{keywords}
Các chuyên gia Nhật Bản lấy mẫu đánh giá thịt cá ngừ đại dương tại Công ty Thủy sản Bình Định. Ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch huyện Hoài Nhơn, cho biết thêm xã Tam Quan Bắc có khoảng 1.150 tàu cá xa bờ với hơn 6.000 ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương đạt sản lượng mỗi năm 10.000 tấn, doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng.

 

{keywords}
Cá ngừ đại dương Bình Định được gắn mã số xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản. Theo ông Công, nghề câu cá ngừ đại dương không chỉ làm thay đổi đời sống của người dân nơi đây mà còn tạo động lực phát triển một số ngành nghề khác như: Thu mua, chế biến thủy sản, đóng, sửa chữa tàu, cơ khí, dịch vụ cung ứng nhiên liệu, đá lạnh, thực phẩm.

 

{keywords}
Theo Hiệp Hội cá ngừ đại dương Việt Nam, cả nước hiện có 35.000 ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương, chủ yếu tập trung ở ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Sản lượng đánh bắt mỗi năm đạt khoảng 17.000 tấn, riêng xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có hơn 6.000 ngư dân đánh bắt đạt sản lượng 10.000 tấn mỗi năm được xem là làng chài đánh bắt cá ngừ đại dương lớn nhất miền Trung. 

 

Theo lãnh đạo huyện Hoài Nhơn, từ lâu xã Tam Quan Bắc được ví như "thủ phủ" nghề câu cá ngừ đại dương. Địa phương là làng câu cá ngừ đại dương lớn nhất miền Trung nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế biển. Do chuyến biển kéo dài cả tháng trên biển, ngư dân đánh bắt, bảo quản chưa đúng kỹ thuật nên khi cá ngừ đại dương đưa vào bờ thường bị thương lái mua giá thấp, 80.000 đến 130.000 đồng mỗi kg. 

Giá thu mua mỗi kg cá ngừ đại dương đạt tiêu chuẩn làm sashimi của Nhật Bản tối thiểu là 12 USD, cao nhất tới 35 USD, trong khi giá cá ngừ Bình Định hiện chỉ khoảng 4-5 USD, chưa đủ tiêu chuẩn để chế biến sashimi. Do vậy sản phẩm cá ngừ đại dương Bình Định chủ yếu xuất khẩu (dạng phi lê đông lạnh) sang các nước là EU, Mỹ, Trung Quốc... với giá thấp hơn nhiều so với xuất khẩu nguyên con sang Nhật Bản để chế biến sashimi. 

(Theo Zing)