W-mai-vang-1-1.jpg
Chủ nhân cây mai thế hiếm này là ông Nguyễn Văn Bình 64 tuổi (xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông Bình chia sẻ, cây mai này được ươm hạt và trồng từ năm 1991. Ngay từ những ngày đầu trồng cây, ông đã định hướng cho mình về dáng thế của cây (Ảnh: Diễm Phúc).

W-mai-vang-2-1.jpg
“Thường người ta trồng cây sẽ làm theo hướng dáng long. Mình làm theo một ý tưởng khác, phát triển từ dáng long này nhưng theo một cách mới hơn”, ông Bình chia sẻ (Ảnh: Diễm Phúc).

W-mai-vang-5-1.jpg
Để được dáng thế cây mai vàng như ngày hôm nay, hơn 30 năm qua, mỗi ngày ông Bình đều phải kiên trì uốn nắn cho cây (Ảnh: Diễm Phúc).
W-mai-vang-6-1.jpg
Ông Bình cho biết, khi trồng ra cây mai vàng này, ông phải đi ba chi địa, chi nhất, chi nhì, chi tam: “Phải giữ vững ba chi này, trên ngọn tính sau. Nếu thả ba chi đó, hoặc làm chắc quá thì bộ đế không lớn, còn nếu không siết ở trên thì nó lép ở dưới, cây không có giá trị. Hằng ngày phải chăm sóc kỹ lưỡng để giữ cây nở hoa nhưng không mất sức” (Ảnh: Diễm Phúc).

Một thành viên ban tổ chức Triển lãm mai vàng nghệ thuật An Nhơn nhận định, đây là một trong những cây mai độc đáo nhất của lễ hội mai vàng An Nhơn năm nay (Ảnh: Diễm Phúc).

W-mai-vang-8-1.jpg

Gốc cây nhỏ trên, to dưới, lùn lực vững chãi vươn xa (Ảnh: Diễm Phúc).

Hiện tại đã có người ngỏ ý mua cây, tuy nhiên, ông Bình cho biết, phải trên 1 tỷ thì ông mới bán cây mai này (Ảnh: Diễm Phúc).

W-mai-vang-92.jpg
Nhiều người dân đến xem cây mai này đều không khỏi trầm trồ. “Cây mai liền chi, tứ hướng đều, đẹp, gốc to, búp tiêu chuẩn. Để trồng được cây mai lên tác phẩm như vậy phải bỏ chất xám, thời gian dài nuôi từ nhỏ mới có được bộ thân này, chứ khó có được bộ thân này lắm”, anh Nguyễn Đình Hoàng (48 tuổi, trú thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), một người yêu thích cây cảnh cho hay (Ảnh: Diễm Phúc).

W-mai-vang-10-1.jpg
Triển lãm mai vàng nghệ thuật An Nhơn diễn ra từ 26-29/1 (tức từ 16-19 tháng Chạp) thu hút hơn 400 tác phẩm mai vàng cùng các loại cây cảnh của thị xã An Nhơn, các nghệ nhân, nhà vườn ở các huyện, thị xã thành phố tỉnh Bình Định trưng bày (Ảnh: Diễm Phúc).

Ngày 25/1, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lí cho cây mai vàng của Bình Định. Việc cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý giúp người chơi hoa mai trên cả nước nhận diện được sản phẩm mai vàng Bình Định, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi.

Diễm Phúc