Thông tin trên Cnews cho hay, khác với những thiết bị năng lượng khác, bộ phận chủ yếu, cồng kềnh nhất của Searaser không năm dưới đại dương mà nằm ngay trên bờ. Вằng cách đó người ta đã giải quyết những khó khăn chính của ngành năng lượng học thủy triều như thao tác phức tạp, bị mài mòn và ăn mòn nhanh chóng, bảo đảm vận hành an toàn trong thời gian thời tiết không thuận lợi như biển động, mưa bão.
Năng lượng học thủy triều có triển vọng lớn vì sóng biển là nguồn cung cấp năng lượng vô tận, suốt ngày đêm trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, khác với năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, khó khăn nằm ở phần trang thiết bị vì máy phát điện thường phải đặt chìm dưới nước sâu, không thuận tiện cho việc vận hành, nước biển lại là môi trường ăn mòn mạnh mà cho tới nay vẫn là vấn đề nan giải. Chính vì thế, trang thiết bị đắt tiền, chi phí hoạt động cao.
Hệ thống Searaser của công ty Ecotricity vượt qua được những trở ngại trên, tận dụng mức nâng lên hạ xuống của mặt nước nhờ các làn sóng biển.
Phần chính của thiết bị là một pit-tông thẳng đứng, nằm giữa hai chiếc phao, một nổi một chìm. Chiếc phao trôi nổi trên mặt nước được nối với pit-tông. Pit-tông chuyển động trong xilanh, gắn chặt với đáy biển bằng một chiếc phao thứ hai (tức phao chìm). Khi sóng nâng và hạ chiếc phao thứ nhất, nó tác động lên pit-tông, làm pit-tông cung cấp nước cho những cánh bơi chèo của máy phát điện đặt trên bờ.
Thiết bị thử nghiệm Searaser hoạt động rất thành công. Theo kế hoạch, thiết bị này sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2014. Nhà sản xuất cho biết 200 thiết bị Searaer lắp đặt ở dộ sâu từ 18 đến 30 mét sẽ có thể cung cấp liên tục năng lượng sử dụng thoải mái cho 236 ngôi nhà ở gần biển.
Tuấn Hà