Nếu tôi là một người mê tín, tôi sẽ nói rằng nó là một món quà từ Chúa, nhưng sự thật thì tôi không thể nói thế được,” George R.R. Martin.

Đối với một người có thể nói là thuộc chủ nghĩa “vô thần” như George R.R. Martin, thế giới “lửa và băng” trong những cuốn tiểu thuyết của ông chắc chắn là đã có đủ thần linh và các loại tôn giáo để bao trùm Westeros, phần còn lại của thế giới được biết đến, và cả những vùng đất vô danh rồi. Từ lần đầu tiên khán giả được chứng kiến một nhân vật thề nguyện trước Thần Cổ và Mới, ta đã phần nào hiểu ra rằng đây là một thế giới giả tưởng với vô số đức tin, và không ngần đối mặt lẫn đặt ra câu hỏi cho những đức tin đó.

Khi mà mùa Game of Thrones thứ 6 đã ở đi gần một nửa, với hàng loạt những sự kiện lớn như đám Kraken (tôn giáo ở Đảo Sắt) chuẩn bị tắm mình trong dòng nước của Drowned God (Thần Đắm), trận chiến giữa Faith Militant (Đội quân Đức tin) - Iron Throne (Ngai Sắt), bè cánh của Lord of Light (Thần Sáng) - Great Other (Thần Bóng Tối) phe sắp nổ ra, Faceless Men (Người Vô Diện) của Braavos sẵn sàng lan truyền năng lực của mình nhân danh Many-Faced God (Thần Đa Diện), và một cậu bé tật nguyền đang lĩnh hội tri thức từ một cái cây…, chúng ta hãy cùng tìm về cội nguồn của những tôn giáo trong thế giới thần bí này.

 

Trước khi bàn về những “ông lớn”, dưới đây là tổng hợp về những vị thần và tôn giáo mà chúng ta sẽ chỉ bỏ qua:

Gods of the Rhoyne (Thần của vùng Rhoyne): Rất ít cư dân còn sót lại bên dòng sông Rhoyne ở Essos, bởi hầu hết những người từng sống ở đây, hoặc là đã chết từ cách đây rất lâu, hoặc đã rời đi nơi khác (như Nữ hoàng Nymeria rời tới Dorne). Vậy nên họ - những người vẫn thờ phụng Mother Rhoyne (Mẹ Rhoyne), Old Man of the River (Ông già của dòng Sông), và Crab King (Vua Cua), có lẽ sẽ không gây nên bất cứ ảnh hưởng gì tới những sự kiện sắp sửa diễn ra.

Faith of the Three Sisters (Đức tin của Ba Chị Em): Ba hòn đảo nhỏ không cách xa xứ Vale cho lắm là nơi mà người ta thờ phụng Lady of the Waves (Bà Chúa Sóng) và Lord of the Skies (Thần Bầu Trời). Chẳng bao giờ có sự kiện gì diễn ra ở đó cả, trừ việc những chúa tể xảo quyệt thì thường tha cho nhân vật được người xem yêu thích vì cục diện lớn hơn của cuộc chiến vương quyền này. Vì thế cho nên đây là tôn giáo duy nhất ở Westeros mà chúng ta bỏ qua.

Rất (rất) nhiều Đức tin của Đại lục Essos: Chúng ta sẽ nhắc tới hai tôn giáo lớn nhất, song chúng cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. The House of Black and White (Nhà Trắng và Đen) ở Braavos có 30 bức tượng thần linh khác nhau, được khắc tên vào những cuốn sách từ Essos như Weeping Woman, Lion of Night, Merling King, Hooded Wayfarer, Bakkalon, và Moon-Pale Maiden, …

Hãy hy vọng rằng những vị thần này không phải là “hàng thật” (trên phim hoặc trong đời thật), bởi chúng ta chỉ có đủ thời gian để nói về những “ông lớn” dưới đây thôi.

The Drowned God of the Iron Islands (Thần Đắm của Đảo Sắt)

Thứ gì đã chết có thể sẽ bất tử, mà còn vùng lên mạnh mẽ hơn.”

 

Còn được biết đến với cái tên He Who Dwells Beneath the Waves (Người ngự dưới các con sóng), Drowned God (Thần Đắm) là một vị thần biển từ xa xưa, chỉ được thờ phụng bởi cư dân ironborn trên những hòn đảo Iron Islands. Tương truyền rằng Drowned God sống trong cung điện dưới đáy biển và là một vị thần vô cùng tàn nhẫn, luôn luôn tranh đấu với Storm God (Thần Bão) – vị thần ở trên những tầng mây (cũng chỉ có dân ironborn tin vào sự tồn tại của vị thần này).

Khi người Andals xâm chiếm Westeros, tất cả mọi người đều đi theo Faith of the Seven ngoại trừ phương Bắc, nhưng điều ngược lại đã xảy ra trên Iron Islands khi người Andals thừa nhận sự tồn tại của Thần Đắm. Trẻ sơ sinh được “nhúng” vào dòng nước của vị thần này trong một nghi lễ tương tự như lễ rửa tội, song những tín đồ của Drowned God lại bị nhấn chìm thật sự để rồi được hồi sinh trở lại (cũng có một vài người … “chìm” luôn).

Ý tưởng rằng những môn đồ của Thần Đắm phải là kẻ đã chết rồi và được quay trở lại thực sự là rất kỳ dị. Đáng chú ý là vị thần này “được cho là đã mang ngọn lửa từ biển khơi và căng buồm đi khắp thế giới với thanh gươm và ngọn lửa”, và chỉ huy đội quân ironborn “đánh chiếm và cưỡng bức, đàn áp các vương quốc, khiến cái tên của chúng được biết đến trong những khúc ca đẫm máu và lửa.”

Cho tới nay, cái tên Thần Đắm ít khi được nhắc tới trong series Game of Thrones, song bước vào mùa 6 này, khi mà câu chuyện về gia đình Greyjoy từ những cuốn tiểu thuyết bắt đầu được kể đến, có lẽ bây giờ là lúc để người xem tìm hiểu dần về vị thần tàn nhẫn này.

Faith of the Seven (Đức tin của Bảy vị Thần)

 

Bảy vị thần “mới” của Westeros (thực chất thì đó là bảy mặt hay khía cạnh của một vị thần) đã vượt qua Narrow Sea (Biển Hẹp) cùng với người Andals khi họ xâm chiếm lục địa này. Tương truyền rằng Bảy vị Thần đã từng đi bộ trên những quả đồi Andalos dưới hình hài con người, và từ đó đi khắp Westeros, trừ phương Bắc và Iron Islands. Aegon Targaryen cũng trở thành một tín đồ của Bảy vị Thần, sau đó được phong làm vua của Westeros bởi High Septon (Thượng Tọa hay Giáo Chủ), người đứng đầu giáo hội.

Bảy vị Thần bao gồm:

Father (Cha - phán quyết)

Mother (Mẹ - tình yêu và lòng khoan dung)

Warrior (Chiến Binh - sức mạnh trong trận chiến)

Maiden (Trinh nữ - sự trong trắng và đức hạnh)

Smith (Thợ rèn - lành nghề và lao động)

Crone (Bà già - trí tuệ)

Stranger (Người lạ mặt - cái chết và những ẩn số)

Các tín đồ của Bảy vị Thần vẫn thường sử dụng hình ảnh ngôi sao 7 cánh, ánh sáng và tinh thể để tượng trưng cho những vị thần của mình. Những tùy tùng của họ còn bao gồm các thủ lĩnh giáo chủ (septon và septas), và một số cấp bậc khác như: the silent sisters (sơ yên lặng), begging brothers (đạo hữu ăn xin), brown brothers (đạo hữu nâu), và Faith Militant (Đội quân Đức tin).

Trong đó, Faith Militant chính là nguyên nhân chính dẫn tới hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng cho nhà Lannisters và Tyrells, đồng thời là lời báo hiệu trực tiếp cho người dân Westeros về một thực tại đầy hiểm nguy mà họ phải đối mặt trong cuộc chiến tới ngai vàng Iron Throne này.

Về phía số Bảy vị Thần, người cuối cùng – Stranger là kẻ ít được thờ phụng nhất. Với khuôn mặt bị che khuất, không rõ là nam hay nữ, Stranger không được những tín đồ yêu mến như những vị thần khác, mà bị họ sợ hãi nhiều hơn, đơn giản bởi Stranger là tử thần. Song bất kỳ tín đồ nào của Bảy vị Thần cũng biết rằng, sẽ có một ngày họ phải gặp Stranger để được dẫn tới thế giới của người chết.

R’hllor, The Lord of Light (Thần Sáng)

Màn đêm đen tối và đầy kinh hoàng.”

 

Khởi nguồn từ Essos, những tín đồ của R’hllor tin vào hai vị thần: Lord of Light - vị thần ánh sáng và Great Other – vị thần băng giá và chết chóc. Cuộc chiến giữa hai vị thần này luôn luôn diễn ra, khi R’hllor cố gắng bảo vệ mọi sinh vật sống khỏi bóng tối mà Great Other mang tới. Và theo lời tiên tri của Asshai ở Shadowlands (đây cũng chính là quê nhà của nữ phù thủy Melisandre), người anh hùng Azor Ahai của R’hllor sẽ quay trở lại cùng với thanh kiếm lửa Lightbringer và đánh bại Great Other.

Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể trở thành thầy tu của Thần Sáng, với rất nhiều ngôi chùa thờ vị thần này ở khắp Essos. Tuy nhiên, việc truyền bá đức tin đến Westeros lại không thành công lắm, khi mà Thoros xứ Myr về cơ bản đã từ bỏ ý định cải đạo Iron Throne thành R’hllor. Chỉ tới khi Stannis Baratheon xuất hiện, tôn giáo này mới được lan truyền rộng rãi hơn ở Bảy Vương Quốc, song vẫn vấp phải sự chỉ trích của Faith of the Seven.

Người ta nói rằng R’hllor cho phép một số tín đồ nhìn thấy hình bóng của mình trong ngọn lửa, và một vài tu sĩ khả năng tạo ra lửa chỉ bằng tay không, thậm chí có thể mang người từ cõi chết trở về (bên cạnh đó cũng có thể thiêu con người đến chết trong một nghi lễ hiến tế).

Cũng giống như mọi loại phép thuật khác, năng lực của những tín đồ theo R’hllor có lẽ đã bị suy yếu đi kể từ khi loài rồng Targaryen tuyệt chủng. Với khả năng phun lửa, loài rồng chính là hiện thân sống động nhất của nguyên tố này, và giữ vị trí quan trọng trong đức tin của những tín đồ theo Thần Sáng.

The Many-Faced God (Thần Đa Diện)

Valar morghulis – tất cả phải chết

Valar dohaeris – tất cả phải phục tùng.”

 

The Faceless Men (Người Vô Diện) của Braavos, những người phục tùng trong House of Black and White (Nhà Đen và Trắng), chính là một nhóm tôn giáo riêng biệt. Họ thờ phụng Many-Faced God (Thần Đa Diện), với niềm tin rằng tất cả những vị thần trên thế giới vốn là một thực thể duy nhất, chỉ là do tên gọi khác nhau, vậy nên vị thần đó mới có tên là “đa diện”. Stranger (Người Lạ Mặt), Black Goat (Dê Đen), hay Lion of Night (Sư Tử Đêm), … - tất cả đều là cùng một vị thần đối với Faceless Men.

Lịch sử của Thần Đa Diện bắt nguồn từ Valyria cổ đại, khi mà người Người Vô Diện đầu tiên nhận ra rằng vô số nô lệ làm việc trong hầm mỏ núi lửa đang cầu nguyện tới những vị thần của riêng họ, song tất cả đều cùng mong một điều ước. Với niềm tin rằng mình chính là “công cụ” của vị thần duy nhất với nhiều bộ mặt này, anh ta đã ban cho đám nô lệ một “món quà” của thần linh – một cái chết không đau đớn, để giải thoát họ khỏi khổ ải đúng như lời cầu nguyện. Người Vô Diện có thể được thuê để trao “món quà” của họ cho ai đó (với một cái giá rất đắt), người ta cũng có thể đến House of Black and White để uống thứ nước trong suối nguồn của họ, và nó cũng sẽ ban cho họ “món quà” này.

The Old Gods of The Children of the Forest (Thần Cổ của Trẻ Rừng)

 

Khi First Men (Người Đầu Tiên) đặt chân tới Westeros, họ đã chiến đấu với Children of the Forest (Trẻ Rừng) suốt hàng thế kỷ trước khi ký kết hiệp ước hòa bình và chấp thuận những vị thần của họ, giờ đây được nhắc đến với cái tên The Old Gods (Thần Cổ). Hầu như chỉ có những cư dân ở phương Bắc và đằng sau Bức Tường là còn thờ phụng Thần Cổ, song vẫn tồn tại những lâu đài với đền thờ họ trong đám cây weirwood trên khắp Westeros.

Tương truyền, những vị thần vô danh này ẩn mình ở khắp nơi trong tự nhiên, giữa lòng đất, trong những hòn đá hay cây cối. Bằng chứng xác thực nhất về đức tin này chính là những cây weirwood có khắc hình mặt người (Heart Tree), được cho là có một loại phép thuật đặc biệt nào đó mà loài người chưa thể hiểu hết được. Mặc dù không có đạo luật nào cụ thể đối với các tín đồ của Thần Cổ, song những tội ác như sát sinh, loạn luân và nô dịch sẽ không được dung thứ. Bên cạnh đó, sự mến khách cũng là một phẩm chất quan trọng được tôn giáo này đề cao.

Trong số rất nhiều tôn giáo vừa được đề cập đến ở trên, chúng ta nên đặt niềm tin của mình vào đâu? Trong mùa thứ 6 này, bất kể bạn theo phe nào - Slaver’s Bay (Vịnh Nô Lệ), Iron Throne, Starks hay Lannister thì cũng không còn quan trọng nữa, bởi một đội quân người chết sẽ trỗi dậy và hủy diệt tất cả, đó là trận chiến duy nhất mà chúng ta cần quan tâm. Vậy theo bạn, vị thần nào sẽ là “Đấng cứu thế” và giúp duy trì sự sống trên lục địa Westeros cũng như toàn thế giới Game of Thrones?