5. Cloud9 thế chỗ Meteos bằng Hai:

Xét về tài năng, hẳn đây sẽ gây ra nhiều tranh cãi nếu so sánh với những cái tên được liệt kê trong bảng xếp hạng. Hai không phải là một người chơi có kỹ năng điêu luyện và cũng chẳng phải là một người đi rừng đúng nghĩa…Nhưng tầm ảnh hưởng của Hai khi được thi đấu ở vị trí đi rừng ở Cloud9 đã biến đây trở thành một trong những quyết định hoán đổi nhân sự hiệu quả nhất năm 2015.

Khi Cloud9 quyết định hành động vào ngày 03/7 với việc đẩy William “Meteos” Hartman, một siêu sao trong quá khứ ra khỏi đội hình khi họ đang trên bờ vực xuống hạng. Thì việc đưa Hai vào thay thế không đem lại quá nhiều hy vọng lớn lao và nhiều người dự đoán, ngày Cloud9 xuống hạng chẳng thể kéo dài thêm…

Rồi điều kỳ diệu đã xảy ra. Trong một nỗ lực không tưởng, Hai đưa Cloud9 vượt qua vòng loại khu vực khi ở đáy BXH, đánh bại 3 đội hàng đầu của Bắc Mỹ sau lượt Bo5 để có mặt tại CKTG. Đây là một kỳ tích không tưởng nhờ quyết định hoán đổi vị trí và nó đã giúp cho Cloud9 cứu vớt được một mùa giải tưởng chừng như vứt đi.

4. Picaboo tới KT Rolster:

Lee “Piccaboo” Jong-beom phải chịu cảnh dự bị ở SKT T1 và chứng kiến những người đồng đội vô địch LCK Mùa Xuân 2015 trong quãng thời gian dính chấn thương cổ tay. Và khi Lee “Wolf” Jae-wan đã thi đấu tốt để có được chiến thắng, SKT không còn cần tới Picaboo cho giải đấu Mùa Hè nữa, nên anh được cho phép ra đi để tìm kiếm cơ hội mới. Nhưng Picaboo đã không tìm kiếm đội tuyển nào cả.

Phải cho đến khi KT Rolster tìm tới anh vào ngày 16/6, chỉ ngay trước tuần cuối cùng của giải đấu Mùa Hè. KT Rolster kết thúc Tuần 6 với kết quả 5-3, đủ để nằm trong top 6. Rồi họ đưa Picaboo vào đội hình và anh chàng hỗ trợ này giúp cho KT Rolster có mặt tại CKTG. Với Picaboo, KT Rolster đã có kết quả 8-1 trước khi mùa giải khép lại và được chọn làm hạt giống số hai của vòng playoff. Họ đánh bại KOO Tigers 3-2 và gặp SKT T1 ở trận Chung kết, nhưng nhanh chóng thua trận. Nhưng KT đã được chọn làm hạt giống của vòng loại khu vực giúp họ tiến tới CKTG…

Những kết quả đáng khích lệ này đến từ tầm ảnh hưởng không nhỏ của phi vụ chuyển nhượng được diễn ra vào mùa hè. Picaboo gia nhập đội hình và chứng tỏ anh hoàn toàn phù hợp. Khả năng đảo đường và phong cách chơi hỗ trợ thiết lập thế trận rất “ăn dơ” với người đi rừng Go “Score” Dong-bin cho phép KT khai thác triệt để những tiềm năng mà đội hình của họ đang nắm giữ.

3. Huni và Reignover tới Immortals:

Rời khỏi đội tuyển thành công nhất châu Âu trong năm 2015 không phải là điều dễ dàng, nhưng Immortals đã tìm ra cách để lôi kéo được hai tuyển thủ chủ chốt của Fnatic vượt qua Đại Tây Dương để đến với xứ sở cờ hoa…

Phi vụ chuyển nhượng đã mang Heo “Huni” Seung-hoon và Kim “Reignover” Eu-jin đến với vùng đất mới vì tin tưởng vào họ sẽ làm nên chuyện ở kỷ nguyên esports mới. Điều đáng nói là cả hai thương vụ cực chất lượng trên đều là “hàng miễn phí” và chưa từng có tiền lệ như vậy ở châu Âu. Esports đang ngày càng được thương mại hóa, và sự cần thiết của các bản hợp đồng ngắn hạn đang lấn át toàn bộ những phi vụ chuyển nhượng đáng chú ý được trả giá bằng rất nhiều tiền…

Immortals đã có được hai trong số những tuyển thủ thi đấu thành công nhất trong năm 2015, và giờ đây họ phải tìm cách gây dựng chỗ đứng và tầm ảnh hương của mình ở Bắc Mỹ kể từ Mùa 2016.

Giai đoạn Tiền Mùa Giải và những vụ chuyển nhượng chỉ ra rằng, xét về tiền bạc, môi trường, lượng fan và nhiều thứ nữa…Bắc Mỹ hiện nay đang là một điểm đến hấp dẫn cho những tuyển thủ tự do trong LMHT.

2. MaRin rời SKT T1 để tới LGD Gaming:

Năm ngoái, câu chuyện được quan tâm nhất trong làng LMHT được biết đến là: cuộc di cư ồ ạt của những người Hàn Quốc. Các đội Trung Quốc đã chi ra rất nhiều tiền để lôi kéo những tuyển thủ tài năng hàng đầu xứ sở kim chi dẫn đến sự chi phối này rất có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tương lai…Các tuyển thủ như Jang “MaRin” Gyeong-hwan, MVP của CKTG 2015, người đã đưa SKT T1 lên đỉnh thế giới lần hai đã chứng minh Hàn Quốc vẫn là số một trong bộ môn LMHT.

MaRin bước vào Tiền Mùa Giải với tư cách là một tuyển thủ tự do chất lượng hàng đầu, một người đi đường trên đẳng cấp thế giới có tài lãnh đạo và khả năng kêu gọi đồng đội…Trong khi đó, các đội Trung Quốc thì đang tỏ ra “khô hạn” nguồn lực tài năng cho đến trước năm 2016. Và một trong những đội tuyển giàu có nhất của đất nước đông dân nhất thế giới quyết định phải bạo chi để tìm kiếm được tuyển thủ mà họ thực sự cần.

MaRin gia nhập LGD Gaming, đội tuyển đã giành chiến thắng LPL Mùa Hè 2015 nhưng sau đó lại thất bại đau đớn khó tin ở CKTG. Cựu đội trưởng của SKT T1 có khả năng đem tài lãnh đạo của anh tới với đội hình của LGD khi mà trong vòng 3 tháng vừa qua, imp cùng các đồng đội tại đây đang rất cần nó…

Phi vụ chuyển nhượng này đã nói lên rằng, trong khi Trung Quốc không phải là quốc gia in được tiền miễn phí, thế nhưng họ vẫn không hề ngần ngại bạo chi để thể hiện sức mạnh của mình trên thị trường mua sắm.

1. Doublelift, YellOwStaR tới Team SoloMid:

Cái tên Doublelift đã gắn liền với Counter Logic Gaming (CLG) kể từ khi Peter Peng gia nhập đội tuyển này vào tháng 11/2011. Xạ thủ số một khu vực lại quyết định gia nhập kẻ thù số một của CLG ở Bắc Mỹ, Team SoloMid (TSM) gây ra rất nhiều tranh cãi.

Rồi sau đó, TSM tiếp tục đem về Bora “YellOwStaR” Kim, anh chàng đã tái thiếu Fnatic trong năm 2015 và tạo nên một đội tuyển tuyệt vời nhất châu Âu trong kỷ nguyên LCS. Đã gắn bó với Fnatic trong suốt ba năm, Kim chứng tỏ tài lãnh đạo của anh và khả năng kêu gọi đồng đội, thứ mà TSM cần để cạnh tranh ở các sàn đấu thế giới.

TSM quyết định tái thiết lại đội hình xung quanh tuyển thủ Søren “Bjergsen” Bjerg, người còn lại duy nhất kể từ mùa giải 2016. Điều đáng nói trong các phi vụ chuyển nhượng của TSM là họ không chỉ kiếm tìm các siêu sao, mà đó còn là những người chơi có bản sắc riêng biệt, thứ mà một đội tuyển hàng đầu Bắc Mỹ không thể thiếu.

June_6th (Theo Daily Dot)