Một làn song các tuyển thủ “nhập khẩu” đã khởi đầu LCS Châu Âu Mùa Xuân 2017 cùng với hệ thống chia hai bảng đấu mới và sự ra mắt của thể thức Best-of-three (Bo3). Trong một khung cảnh luôn thay đổi, một vài đã lựa chọn cách giữ nguyên đội hình, trong khi những đội tuyển khác tập trung vào công cuộc tái thiết và tin tưởng vào những tài năng trẻ đầy triển vọng…

LCS Châu Âu Mùa Xuân 2017 sẽ đáng xem hơn khi mà thực lực của các đội tuyển đã trở nên khá cân bằng

Dưới đây là cái nhìn tổng quan về 10 đội tuyển chuẩn bị tham dự LCS Châu Âu Mùa Xuân 2017 sẽ khai mạc vào ngày 19/01 sắp tới:

G2 Esports

  • Đường trên: Ki “Expect” Dae-han
  • Đi rừng: Kim “Trick” Gang-hyun
  • Đường giữa: Luka “Perkz” Perković
  • Xạ thủ: Jesper “Zven” Svenningsen
  • Hỗ trợ: Alfonso “mithy” Aguirre Rodríguez

G2 nghiễm nhiên vẫn được đánh giá sẽ bảo vệ thành công chức vô địch LCS Châu Âu

Hai đội tuyển giữ lại nguyên đội hình so với mùa giải trước – G2Splyce. Với bộ đôi đường dưới mạnh mẽ khi có được sự hiện diện của Zvenmithy bên cạnh phong cách đi rừng đã được định hình của Trick, G2 đương nhiên vẫn là ứng viên số một để có thêm một danh hiệu vô địch LCS Châu Âu nữa.

Ở giai đoạn cuối Mùa Hè năm ngoái, hay ngay cả lần tham dự CKTG, Expect đã cải thiện được lối chơi không còn chỉ đơn thuần là góp mặt cho đủ thành viên nữa. Trong khi tuyển thủ người Hàn vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào những pha gank của Trick, thì sức mạnh trên đường mà bộ đôi Zven-mithy tạo ra làm cho tuyển thủ đi rừng của G2 rảnh rang hơn để lo lắng nửa trên bản đồ…

Perkz vẫn đang là điểm yếu lớn nhất trong đội hình của G2

Câu hỏi lớn nhất dành cho G2 ở nửa đầu mùa giải 2017 xuất hiện từ đường giữa, khi mà khả năng giữ vị trí kém của Perkz thường phải đánh đổi đi cơ hội gây áp lực lên toàn bản đồ của Trick và toàn bộ các thành viên khác bên phía G2.

Điều này có thể là lượng tướng chơi tốt của Perkz không đủ để tạo ra áp lực cần thiết và thường xuyên mắc lỗi vị trí – dẫn tới việc đường giữa của G2 không thể đẩy đường liên tục khi đội tuyển này cần đến nó. Nếu Perkz có thể cải thiện vấn đề này, thì G2 có thể trở thành một đội đáng gờm hơn.

Đội hình hiện tại đã chứng minh được bằng cả một năm dài thống trị LCS Châu Âu, và họ sẽ đặt một chân lên bục nhận giải nếu như khả năng phối hợp được tăng cường…

Splyce

  • Đường trên: Martin “Wunder” Hansen
  • Đi rừng: Jonas “Trashy” Andersen
  • Đường giữa: Chres “Sencux” Larsen
  • Xạ thủ: Kasper “Kobbe” Kobberup
  • Hỗ trợ: Mihael “Mikyx” Mehle

Tình hình nhân sự ổn định cùng sự tiến bộ vượt bậc đã giúp cho Splyce trở thành một thế lực mới của LCS Châu Âu

Cùng với G2, Splyce là đội tuyển còn lại giữ nguyên đội hình mùa giải 2016 cho năm 2017. Đây được cho là một quyết định tốt cho đội, nếu nhìn vào sự trưởng thành mà đội hình này đã thể hiện trong nằm vừa qua – từ vị trí thứ tám tại LCS Mùa Xuân 2016 vươn lên Á quân ở giải đấu Múa Hè sau đó.

Mặc dù Splyce không có được màn trình diễn như họ kỳ vọng tại CKTG 2016, nhưng đội tuyển này vẫn giữ được một thái độ tốt xuyên suốt giải đấu và luôn thi đấu với thái độ học hỏi…Quyết tâm học hỏi để từ đó rút kinh nghiệm và cải thiện bản thân là điều tuyệt nhất của Splyce khi vẫn chưa có dấu hiệu đây là một đội tuyển có kỹ năng thượng thừa.

Và nếu thậm chí họ thể hiện được điều này ở giải đấu sắp tới, quyết định giữ lại nguyên si những thành viên cũ đã có sẵn nền tảng kết hợp và giao tiếp tốt – như đã thể hiện ở quãng thời gian từ giữa cho tới cuối trận – không có gì khó hiểu khi Splyce là một ứng viên hàng đầu cạnh tranh chức vô địch với G2.

Khả năng giao tiếp cùng sự dẫn dắt của HLV YamatoCannon cũng là những lợi thế không thể bỏ qua của Splyce

Để tiếp tục phát triển, Splyce cần phải cải thiện ở giai đoạn đầu trận. Trong suốt vòng play-off của LCS Châu Âu Mùa Hè 2016, Vòng loại Khu Vực và cả CKTG, Splyce thường xuyên phải lao vào giao tranh với sự thất thế thấy rõ khi để thua Vàng từ quá sớm.

Trong khi điểm mạnh của Splyce vẫn nằm ở khả năng giao tranh tổng và phối hợp nhóm, nhưng chúng không bền vững nếu như metagame tiếp tục chuộng lối đi đường thông thường như hiện tại.

Fnatic

  • Đường trên: Paul “sOAZ” Boyer
  • Đi rừng: Maurice “Amazing” Stückenschneider
  • Đường giữa: Rasmus “Caps” Winther
  • Xạ thủ: Martin “Rekkles” Larsson
  • Hỗ trợ: Jesse “Jesiz” Le

Thật khó để kỳ vọng Fnatic sẽ có một mùa giải thành công với đội hình mới toanh sau năm 2016 đáng quên

Năm nay đánh dấu sự trở lại của đội hình toàn Châu Âu mà Fnatic sở hữu kể từ 2014, thời điểm Enrique "xPeke" Cedeño Martínez rời đi và sáng lập ra Origen.

Fnatic bước vào năm 2017 của sự trộn lẫn giữa kinh nghiệm cùng những tài năng mới nổi. Caps là một “viên ngọc thô” và được cho là một trong những chìa khóa tạo nên thành công của Dark Passage ở mùa giải 2016. Không may, tuyển thủ đường giữa tuổi đời còn quá trẻ để tham dự giải đấu International Wildcard Qualifier cùng với đồng đội Thổ Nhĩ Kỳ và không có cơ hội trình diễn kỹ năng trên một sàn đấu quốc tế. Thành công của Caps ở mùa giải năm nay sẽ phụ thuộc vào cái cách Cam-Đen vun đắp tài năng và tích hợp nó ra sao trong đội hình.

sOAZ được Fnatic chào đón quay trở lại và màn trở về này của anh còn kéo thêm người đi rừng Amazing từ Origen. Cùng với Rekkles và Jesiz, Fnatic đã có đủ kinh nghiệm để hướng dẫn và phát triển Caps trong suốt giải đấu sắp tới.

Đây là một đội hoàn toàn có cơ hội điền tên vào vòng play-off. Đi xa tới đâu hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng kết hợp và xem liệu họ có thể gây được áp lực trong giai đoạn đi đường lên đối thủ không đã.

H2k-Gaming

  • Đường trên: Andrei “Odoamne” Pescu
  • Đi rừng: Marcin “Jankos” Jankowski
  • Đường giữa: Fabian “Febiven” Diepstraten
  • Xạ thủ: Sin “Nuclear” Jeong-hyeon
  • Hỗ trợ: Choi “Chei” Sun-ho

Odoamne và Jankos - hai tuyển thủ quan trọng nhất của H2K - cam kết tương lai gắn bó với đội tuyển

H2K đã khác rất nhiều so với thời đường giữa Yoo “Ryu” Sang-ook còn hiện diện trong đội hình. Giờ thì đội tuyển đã lọt vào Bán kết CKTG 2016 đã có được sự phục vụ của một tài năng người Hàn tại đường dưới và vẫn giữ chân được những chủ lực ở nửa trên bản đồ. Với cách chuyển nhượng như vậy, đôi vai của Febiven sẽ được giảm tải rất nhiều gánh nặng khi Jankos không phải mất quá nhiều thời gian và công sức cho việc giao tiếp.

Là một trong những xạ thủ chủ lực tài năng hàng đầu Hàn Quốc - cùng với cựu xạ thủ của ESC Ever Lee “LokeN” Dong-wook – Nuclear đã dần đánh mất bản thân thời còn chơi cho SBENU Korea. Anh thường là cá nhân đóng góp lớn nhất cho đội tuyển, bất chấp sự thiếu hụt hoàn toàn về áp lực bản đồ cũng như phối hợp, Nuclear rời quê nhà trong tư cách một kẻ thất bại khi có được hệ số KDA và tỉ lệ tham gia hạ gục rất cao.

Nuclear thường được biết tới với lối chơi có phần liều lĩnh trong một vài thời điểm, và anh sẽ cần nương tựa vào hỗ trợ Chei để bảo vệ bản thân trong những pha trao đổi chiêu thức quá trớn.

Quay trở lại H2K, Febiven sẽ "nhẹ gánh" hơn so với thời còn chơi cho Fnatic?

Nhiều năm trước đây tại Jin Air Green Wings Stealth, Chei là một hỗ trợ thiên về tấn công và khá kỳ quặc. Đôi khi, anh hoàn toàn lạc nhịp với xạ thủ Na “Pilot” Woo-hyung có phong cách thi đấu an toàn trái ngược sau khi hai đội tuyển chị em sáp nhập vào năm 2015. Kết hợp họ có thể sẽ biến đường dưới của H2K trở thành nơi tấn công rực lửa, hoặc tiếp tục cho thấy một sự kỳ lạ nữa, khi mà Chei liên tục phải cứu vớt Chei ở cả trên đường lẫn những pha giao tranh có quy mô lớn…

Mùa giải trước, H2K đã sở hữu một trong những bộ đôi đường dưới đi đường hay nhất là Konstantinos “FORG1VEN” Tzortziou và Oskar “Vander” Bogdan. Thật khó để so sánh Nuclear và Chei trong lần đầu tiên họ phối hợp với nhau, kể cả khi họ có được sự ăn khớp nhất định ở giai đoạn đầu của mùa giải.

Unicorns of Love

  • Đường trên:  Tamás “Vizicsacsi” Kiss
  • Đi rừng: Andre “Xerxe” Dragomir
  • Đường giữa: Fabian “Exileh” Schubert
  • Xạ thủ: Samuel “Samux” Fernández
  • Hỗ trợ: Zdravets “Hylissang” Galabov

Lần đầu tiên UoL bước vào một giải đấu LCS với tư thế của một kẻ thách thức

Cứ mỗi khi tất cả đều đang nghĩ rằng UoL đang mạnh, thì họ lại sụp đổ. Chỉ khi nào bạn nghĩ Kỳ Lân Hồng đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, thì đội tuyển lạ kỳ này mới cho thấy được sự hiện diện của mình. UoL vẫn đang là đội tuyển ẩn chứa nhiều sự khó hiểu bậc nhất tại LCS Châu Âu.

Mặc dù UoL nổi danh với cái tên “phong cách hỗn loạn” nhưng phần nào họ đã cho thấy những bước tiến rõ ràng ở cuối mùa giải trước về cách kiểm soát bản đồ tổng thể cũng như khả năng gây áp lực. UoL vẫn có những trận đấu lộn xộn, và loạt đấu Bo5 với Splyce tại trận Chung kết Vòng loại Khu vực là minh chứng rõ ràng cho khẳng định trên.

Trước khi mùa giải mới khởi tranh, UoL đã hoàn thiện đội hình khi xạ thủ Kim “Veritas” Kyoung-min rời đội để là một phần của CJ Entus, ngay sau nỗi nhớ nhà và màn chia tay của người đi rừng đồng hương Kang “Move” Min-su. Sự thay thế của anh, Samux, dày dặn kinh nghiệm chinh chiến tại đấu trường LMHT chuyên nghiệp Tây Ban Nha.

Đường giữa Exileh đang giành được rất nhiều sự chú ý

Veritas không phải chủ lực chính của UoL, và Samux có khả năng sẽ hợp tác cùng với Hylissang, một trong những tuyển thủ quan trọng nhất của Kỳ Lân Hồng kể từ khi chính thức góp mặt tại LCS. Xerxe cũng là một điểm nhấn đáng chú ý trong đội hình Dark Passage năm ngoái – cùng với đường giữa Caps mới chuyển tới Fnatic, anh cũng chưa thể có dịp thi đấu ở một giải đấu quốc tế nào do vấn đề tuổi tác.

Với Exileh đang ngày càng tiến bộ ở đường giữa, các đường hai cánh được dẫn dắt bởi những cựu binh Vizicsacsi cùng Hylissang…có thể khiến cho UoL thể hiện được một bộ mặt tích cực hơn hẳn, nhất là sau khi họ vừa có được danh hiệu vô địch IEM Oakland Mùa XI.

Còn tiếp…

Gamer (Theo theScore esports)