Nhắc đến Trà Vinh, đặc biệt ở huyện Cầu Kè, người ta sẽ nhớ ngay đến một đặc sản “hiếm có khó tìm” mà chỉ vùng đất này mới có, đó chính là dừa sáp.

 {keywords}

Dừa sáp là đặc sản nổi tiếng chỉ có ở Trà Vinh, nổi tiếng nhất là tại huyện Cầu Kè

Theo người dân địa phương truyền lại, cách đây khoảng 70 năm có một nhà sư người Khmer ở Trà Vinh sang Campuchia tu hành, khi về mang theo giống dừa sáp trồng tại huyện Cầu Kè và phát triển đến tận ngày nay.

Thoạt nhìn bên ngoài, dừa sáp không khác dừa bình thường là mấy. Ngoài lớp cùi trắng dày khá giống các loại dừa còn lại thì dừa sáp còn có phần cơm mềm, dẻo với chút nước đặc sánh bên trong. Bởi thế mà dừa sáp còn được gọi tên là dừa đặc ruột hay dừa kem.

 {keywords}

Nếu nhìn bằng mắt thường, thật khó để phân biệt được đâu là dừa sáp, đâu là dừa thường

Dừa sáp thường ít hoặc không có nước. Còn phần cơm dẻo mịn như kem bên trong là do nước dừa từ từ đặc lại rồi phình ra, tạo thành một khối xôm xốp, vị béo ngậy và thanh mát. Có những quả dừa sáp khi bổ ra sẽ thấy lớp cơm trắng ngần lan hết quả dừa, chỉ còn sót lại một ít nước sền sệt.

 {keywords}

Cơm dừa trắng trong, mềm dẻo với hương vị thanh mát, mùi thơm và có chút béo ngậy


Căn cứ hình dạng, màu sắc bên ngoài mà người Trà Vinh chia dừa sáp thành 5 loại, bao gồm dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, dừa sáp vỏ vàng. Phải là những người trồng dừa lâu năm mới có thể phân biệt được chúng.

Dù được trồng nhiều tại Trà Vinh nhưng chỉ dừa sáp ở huyện Cầu Kè mới cho chất lượng thơm ngon nhất. Đặc biệt, không phải quả của cây dừa sáp nào cũng đặc ruột. Thậm chí, một buồng dừa 12 quả nhưng chỉ có khoảng 3-4 quả dừa sáp, thậm chí có khi không thu được quả sáp nào.

{keywords}


Vì cả cây dừa mới có vài trái lên sáp dày nên giá thành loại quả này khá đắt đỏ, không phải lúc nào cũng có thể mua được. Mỗi trái dừa sáp có giá khoảng từ 120.000 - 150.000 đồng. Lúc cao điểm, dừa sáp được bán với giá lên tới 250.000 - 400.000 đồng/trái.

{keywords}

Dừa sáp chỉ cho ra trái sáp trong 5 năm chứ không thể thu hoạch được hàng chục năm như dừa thường

Chị Lê Phạm Quế Phương (Phương Oliver) cùng gia đình chồng (sống ở xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) đang sở hữu vườn dừa rộng 1ha. Cô gái trẻ cho hay: “Mình rất hào hứng khi đến mùa thu hoạch dừa. Dừa được thu hái mỗi tháng một lần.

Riêng thời điểm tháng 9 dương lịch là dừa cho trái nhiều hơn những tháng khác. Nhưng trong rất nhiều trái hái được thì chỉ có một vài quả là dừa sáp thôi. Bởi vậy dừa sáp rất quý hiếm, không phải lúc nào cũng có để thưởng thức”, chị Phương nói.

Chị chia sẻ, cũng giống như dừa thường, dừa sáp là nguyên liệu chế biến nên nhiều món giải nhiệt thanh mát, hương vị hấp dẫn đến lạ lùng.

Nếu thưởng thức liền, ăn tươi tại chỗ, bạn sẽ không cảm nhận được độ ngon của dừa sáp vì phần cơm của loại quả này chỉ có vị béo ngậy, hơi nhạt và thơm.

Có nhiều cách ăn dừa sáp nhưng phổ biến và dễ chế biến nhất là món dừa sáp trộn sữa. Dùng muỗng nạo hết phần cơm dừa rồi trộn đều với chút sữa đặc và lạc rang hoặc đem xay nhuyễn hỗn hợp là có thể thưởng thức. Cách biến tấu này giúp thực khách cảm nhận trọn vẹn độ ngon của loại dừa nổi tiếng đất Trà Vinh.

 {keywords}

Dừa sáp đem nạo cơm rồi trộn với sữa đặc và lạc rang, tạo thành món ngon giải nhiệt đơn giản nhưng hấp dẫn


Cơm dừa mềm dẻo, thanh mát, béo ngậy kết hợp cùng vị ngọt đậm của sữa đặc và bùi bùi của lạc rang, tạo thành món ngon giải nhiệt hấp dẫn trong mùa hè.

Từ loại quả dân dã ở Trà Vinh, dừa sáp trở thành đặc sản được thực khách thập phương yêu thích, sẵn sàng chi hàng trăm nghìn đồng để đặt mua. Không chỉ có hương vị thơm ngon lạ miệng, dừa sáp còn có tính mát, rất tốt cho sức khỏe.

Phan Đậu (Ảnh: Phương Oliver)