Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 kéo dài tới 10/6 và hiện tại hàng nghìn đầu sách mới tiếp tục được bổ sung phục vụ nhu cầu bạn đọc tại trang book365.vn. Các tuyển tập về lịch sử hay cũng đang được độc giả đặt mua nhiều tại Hội sách trực tuyến quốc gia 2020.

Cổ học tinh hoa:

{keywords}
 

“Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân là một công trình biên khảo có giá trị vượt thời gian. Bởi lẽ, đó chính là tinh hoa của nền văn minh Hán học mà “từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời” (Mai Quốc Liên).

Qua 250 mẩu chuyện nhỏ, vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Cổ học tinh hoa” đã đưa chúng ta đến với những tư tưởng lớn của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử...

Chuyện tuy đã xưa, thời đại dù đã đổi khác nhưng tin rằng tinh thần nhân văn cao đẹp từ hàng nghìn năm trước của cổ nhân thấm đẫm trong từng tích truyện vẫn đủ sức làm rung động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi lẽ trước khi những triết lý mà cuốn sách chứa đựng rộng mở tư duy của chúng ta, những đạo lý được gửi gắm trong đó đã âm thầm bồi đắp cho chúng ta một đời sống tình cảm phong phú, vị tha, nhân ái, bao dung. 

Vượt qua mọi thử thách về không gian và thời gian, “Cổ học tinh hoa” đã trở thành cây cầu nối để cái học tinh hoa của ngàn xưa có thể đồng hành cùng sự hoàn thiện, phát triển của mỗi cá nhân nói riêng cũng như cả cộng đồng nói chung trong hôm nay và mai sau.

Đạo đức kinh giải luận

{keywords}
 

Sách luận giải toàn bộ tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử với cách trình bày giản dị, cô đọng và dễ hiểu cho mọi tầng lớp, giúp các giới tiếp cận Đạo Đức Kinh một cách dễ dàng. Lão Tử là một hiền triết có ảnh hưởng rất lớn trên nền triết học Phương Đông nhưng không có tiểu sử rõ rệt.

Thậm chí có học giả ngày nay bảo Lão Tử là một nhân vật huyền thoại, không có thật. Tuy nhiên, vào thời Hậu Hán (cuối thế kỷ 2 sau Công nguyên), những người trong phái Đạo gia, chịu ảnh hưởng học thuyết tôn ông lên thành Thái Thượng Lão quân, cho ông đã đắc đạo thành tiền và thiết lập đền thờ tại Thái Thanh Cung, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Theo sử gia Tư Mã Thiên thời Tây Hán (cuối thế kỷ 2 trước Công nguyên), Lão Tử là người nước Sở, tên là Lý Nhĩ, húy là Đam, làm quan thủ tàng thất nhà Chu. Thời trẻ, khi đến kinh đô nhà Chu tìm hiểu về lễ, Khổng Tử đã từng hội kiến với Lão Tử và nhận xét rằng: "Ngô kim kiến Lão Tử kỳ do long da!" (Nay ta thấy Lão Tử như con rồng chăng!).

Quốc văn giáo khoa thư

{keywords}
 

Quốc văn khoa thư và Luân lý giáo khoa thư là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, bộ sách Quốc văn khoa thư và Luân lý giáo khoa thư đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản nhiều lần và được đông đảo bạn đọc nhiệt tình đón nhận.

Lần tái bản này, cũng như các lần trước được giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư, kể cả phần minh học khắc trên bản gỗ. Ngoại trừ một số bài mang dấu ấn chính trị rõ rệt của thời Pháp thuộc hoặc thời phong kiến đã được loại bỏ, những gì mang phần hồn của Quốc văn khoa thư và Luân lý giáo khoa thư đều được phục hiện trong tuyển tập này.

Đức Thánh Trần

{keywords}
 

Tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của nhà văn Trần Thanh Cảnh chính là diễn giải của tác giả về vương triều Trần lẫy lừng ba lần thắng Nguyên Mông, nhất là về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhân vật hiển hách nhất thời đại: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Quả thật, trong sự miêu tả của Trần Thanh Cảnh thì nhân vật Trần Quốc Tuấn, dù ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ thời điểm nào của cuộc đời, từ ý nghĩ đến diện mạo, thần thái, hành động, đều luôn là sự vượt lên trên tất cả, ngời ngời một vẻ đẹp thần thánh. Khi lâm trận đối địch trên chiến trường, Ngài là một “thiên tướng”, là “người nhà trời phái xuống” để thực hiện sứ mệnh bảo quốc an dân cho vương triều Trần và cho bờ cõi Đại Việt, là nỗi khiếp đảm đến tột cùng của quân xâm lược phương Bắc.

Lịch sử văn minh Ấn Độ

{keywords}
 

Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hy sinh suốt đời cho vãn hóa không màng danh vọng, lợi lộc, bỏ ra từ ba đến năm chục năm để lập nên sự nghiệp.

Họ đọc sách nhiều, du lịch nhiều, suy tư nhiều và nếu họ ít có thành kiến, thì tác phẩm của họ càng lâu đời càng có giá trị, hiện nay ở phương Tây, loại sách về sử được phố biến rất rộng, có cái cơ muốn lấn át tiểu thuyết. Chỉ trừ Ấn Độ, dân tộc lớn nào cũng có một số sử gia lớn.

Trung Hoa có hai sử gia họ Tư Mã: Tư Mã Thiên (145- ?... trước công nguyên) với bộ Sử kí bất hủ gồm 526.000 chữ, chép từ đời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế, và Tư Mã Quang (1019-1086) đời Tống với bộ Tư Trị Thông Giám, chép từ thời Chiến Quốc tới hết đời Ngũ Đại (gồm 1362 năm), ngày nào cũng viết hàng chục trang giấy tới khi hoàn thành sau 25 năm làm việc những tài liệu chép tay chứa đầy hai căn phòng.

Thần thoại Hy Lạp

{keywords}
 

Thần thoại Hy Lạp là những truyện có tính chất hoang đường về nguồn gốc vũ trụ, loài người, giải thích các hiện tượng tự nhiên xã hội, lịch sử Hy Lạp thời cổ. Đằng sau vẻ cổ xưa của thần thoại, ta thấy hiện ra những vấn đề triết học làm rung cảm con người của mọi thời đại. Chính vì vậy, Thần thoại Hy Lạp đã trở thành một di sản vô giá của nền văn học nghệ thuật và là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều tác gia trên thế giới. 

Tình Lê

Góc nhìn rất đời về chiến tranh của một nhà văn chiến sĩ

Góc nhìn rất đời về chiến tranh của một nhà văn chiến sĩ

 Những ký ức khốc liệt, tàn bạo của ngày tháng chiến đấu chống nạn diệt chủng được viết lại chân thực trong 'Đội trinh sát và con chó Sara'. Tiểu thuyết là những thước “phim hành động” quý giá về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.