- “Con xin lỗi bố mẹ, con gây cho bố mẹ nhiều khổ đau, con rất hối hận…”. Đây  là những chia sẻ của những người con cá biệt tại Trường giáod ưỡng số 5 (Long An) sau bài giảng của những người thầy đến từ TP.HCM, tối 23/12.

{keywords}
Nhiều bạn trẻ từng lầm lỗi không kìm được nước mắt

Bài học lay động trái tim

Khác với các buổi học thường ngày, bài học của những con người cá biệt mở đầu bằng chơi điền từ còn thiếu vào dấu “...”. Sau câu hỏi, những cánh tay liên tục giơl ên đi kèm là tiếng ồ, tràng pháo tay khi có bạn trả lời đúng.

Cùng với đó, các em được nhận những món quà là quyển sổ, cây bút, cây thước…in hình chú mèo Hello Kitty. Tuy nhiên, khi được hỏi nguồn gốc, tại sao chú mèo này được in nhiều trên bút, vở, cả gối ôm… thì ai cũng lắc đầu không biết.

Câuchuyện về chú mèo Hello Kitty được thầy Bùi Gia Hiếu, hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM kể ngay sau đó.

Thầy Hiếu kể rằng, ở đất nước Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỉ trước, mọi người phải sống rất hối hả, tất bật. Hằng ngày, người lớn lo đi làm, trẻ em đi học, ít có thời gian để chia sẻ, tâm sự với nhau.  

Có cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Khi bố mẹ đi làm, cô bé đến trường, là người nhút nhát, thường bị bạn bè trêu chọc, cô không thể tâm sự với bố mẹ vì họ rất bận rộn.

Một buổi chiều, sau khi bị nhóm bạn trên lớp làm tung sách vở ra sàn, cô rất buồn nhưng không về nhà mà bước ra công viên gần đó ngồi khóc. Tiếng khóc của cô đến tai một ông lão, ông trở thành người để cô chia sẻ mỗi lúc buồn vui. Từ đó, cứ tan học, cô bé lại vào công viên ngồi say sưa kể chuyện cho ông lão nghe. Được ông chia sẻ, cô cũng trở nên mạnh dạn, vui vẻ hơn.

Một hôm, cô tiếp tục bị các bạn trong lớp trêu chọc. Vừa kết thúc buổi học, cô uất ức chạy đến công viên để chia sẻ với ông. Do vội vã băng qua đường, không may cô bị tai nạn và qua đời. Biết tin cô bé mất, ông lão ở công viên lặng lẽ đốt một hình nộm làm bằng giấy làm quà cho cô. Đó là hình con mèo màu trắng, rất đẹp, có đôi tai to, cặp mắt tròn xoe nhưng không có miệng - chú mèo Hello Kitty.

Khi cả lớp đang chìm đắm trong câu chuyện, thầy Hiếu đột ngột nói “Câu chuyện về chú mèo không có miệng để nhắc nhở người thân của mình phải biết lắng nghe. Còn các bạn, các bạn thường hay trách cha mẹ không quan tâm đến bạn… nhưng có bao giờ bạn lắng nghe những lo lắng, muộn phiền của bậc làm cha, làm mẹ?”  

Lời thầy vừa dứt, nhiều học sinh đã cúi gầm mặt xuống. “Các bạn biết không, những bộ quần, áo đẹp các bạn mặc hằng ngày được đổi từ công sức làm lụng của bố mẹ các bạn. Chỉ có thể lắng nghe mới hiểu, cảm thông và chia sẻ với người khác” – thầy Hiếu nói tiếp.

Bài học về “lòng mẹ”

Khi cả hội trường đang chìm trong ‘không khí” bài học thứ nhất,bài hát Lòng mẹ (nhạc sĩ Y Vân) vanglên cùng sự ra đời của bài hát do thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên môn GDCD mộttrường THPT ở TP.HCM kể lại:

Những năm cuối thập niên 1950, nhạc sĩ Y Vân là nhạc công chơi nhạc cho các nhà hàng ở Sài Gòn. Hằng ngày, mẹ nhạc sĩ đều bê thau quần áo của con ra giặt ở vòi nước công cộng. Một hôm, do mải mê, bà giặt đến 2 giờ sáng thì bị cảnh sát bắt vì tội phá lệnh giới nghiêm. Sáng hôm sau, khi nhạc sĩ Y Vân về nhà, biết chuyện mẹ bị bắt, cảm xúc dâng trào ông cho ra dời bài hát Lòng Mẹ.

{keywords}

Ánh mắt đăm chiêu của học sinh trường giáo dưỡng khi được dạy về công lao cha mẹ

Sau tràng pháo tay giòn giã, cả lớp đổ nhìn vào hình ảnh bào thai nằm trong bụng mẹ do thầy Tuấn Anh chiếu lên bảng.

Đây là thai nhi trong bụng mẹ. Người mẹ mang con trong suốt chín tháng mười ngày, trong thời gian này mẹ vô cùng vất vả và đau đớn. Lúc đầu thai nhi nhỏ như giọt sương trên lá, dần dần thai nhi hình thành đầy đủ hình hài một con người, mẹ lại càng vất vả, đau đớn hơn vì con đạp nhiều hơn”.

Nếu các em mang một ba lô nặng vài kí trên vai trong vài giờ đồng hồ có mệt mỏi không? Sau nhiều tiếng đáp “có ạ”, thầy nói tiếp “Thế mà khi mang thai con mẹ tăng 10-12kg và phải mang suốt 9 tháng 10 ngày đấy các em ạ. Ngày con khóc chào đời cũng là ngày người mẹ phải chịu đựng cơn đau tột cùng. Thế nhưng đã có những lúc khi tiếng con khóc chào đời là lúc người mẹ vĩnh viễn ra đi…”

Cùng với lời giảng,  là hình ảnh cậu bé 5 tuổi chăm sóc mẹ bị bệnh ung thư ở Tây Ninh; Người bố khắc khổ, hai đùi ông rỉ máu vì lóc da cứu con bỏng nặng đang nằm trên giường bệnh trên khiến nhiều bạn nữ không kìm được nước mắt. Những bạn nam có tay chân đầy hình xăm cũng trở nên đăm chiêu.

Nước mắt những người con cá biệt

Trướckhi kết thúc tiết dạy, thầy giáo yêu cầu cả lớp hãy nằm úp mặt xuống bàn, nhắm mắt lại trong vòng 3 phút để nghĩ về cha mẹ mình.

Nhiều học sinh không kìm được nước mắt chia sẻ. “Em có lỗi với bố mẹ nhiều lắm. Con xin lỗi bố mẹ, con gây cho bố mẹ nhiều khổ đau, con rất hối hận”- một học viên nữ nói trong nước mắt.

Trong khi đó, một bạn nam “Mong bố mẹ tha lỗi cho con. Con sẽ cùng các bạn rèn luyện tốt, sớm trở về, trở thành người có ích cho xã hội…”.

EmT.D.Lâm, hiện sinh viên một trường CĐ ở TP.HCM tự kể về mình “Trước đây, mình cũng như các bạn. Lớp 6 thì chơi bời, lớp 9 thì hút chích rồi đâm thuê chém mướn. Mỗi lần ra đường, hễ ai nhắc đến tên mình bố mẹ đều cúi mặt xuống. Khi một người anh trong đám chơi của mình qua đời vì sốc thuốc, mình đã suy nghĩ rất nhiều. Nếu không thay đổi, đời mình cũng như anh kia…”.

“Nếu ai nghĩ các bạn là người không tốt, hãy làm ngược suy nghĩ đó. Như mình bây giờ, cha mẹ có thể hãnh diện về mình”- Lâm nói.

Em P.V.Quý, học sinh một trường THPT tại TP.HCM bộc bạch “trước đây, mình cũng chơi bời, làm mất của bốmẹ 100 triệu vì cá độ bóng đá rồi buôn hàng cấm… Hiện tại, mình đang cố gắng học và nguyện vọng đậu ĐH”.

  • Lê Huyền