{keywords}
Sỏi thận tái phát gây khổ sở cho bệnh nhân

Sai lầm khiến sỏi tái phát

Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên - Phó Giám đốc phụ trách Ngoại thận tiết niệu - Bệnh viện Thu Cúc, Nguyên Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Chủ tịch Hội Thận tiết niệu miền Bắc chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến sỏi tái phát.

Chưa chữa sạch sỏi có sẵn trước

Theo bác sĩ, chữa sạch sỏi đã có sẵn trước thì việc phòng sỏi tái phát mới có ý nghĩa. Nhiều trường hợp nhờ uống thuốc mà tống được một số viên sỏi nhỏ ra ngoài theo đường tiểu nên cứ ngỡ đã hết sỏi nhưng thực tế vẫn còn những viên sỏi lớn khác “ở lại”. Đến khi sỏi to gây tắc nghẽn đường tiểu, kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu nhiều người lầm tưởng rằng sỏi tái phát. 

Quá chủ quan sau khi điều trị sỏi thành công

Nhiều bệnh nhân cho rằng đã mổ lấy sỏi thì không có khả năng tái phát. Thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi nhưng chủ yếu sỏi được hình thành từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học (ăn mặn, uống ít nước, nhịn tiểu…), nhất là đối với những người có cơ địa sỏi thì khả năng tái phát cao. Dù chữa bằng bất cứ phương pháp gì thì sỏi vẫn có nguy cơ quay lại nếu như người bệnh không thay đổi những thói quen xấu tạo sỏi trong đời sống hằng ngày.

Không tái khám định kỳ theo tư vấn của bác sĩ

Có nhiều người đã chữa khỏi sỏi nhưng lại vì nhiều lý do khác nhau mà bỏ bê không tái khám định kỳ. Đa số bệnh nhân chỉ nhớ đến những viên sỏi đáng ghét này khi bị những cơn đau hành hạ và tá hỏa khi nhập viện với nhiều tổn thương nặng nề. Sỏi khi tái phát thì việc điều trị bao giờ cũng tốn kém hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Ngoại tiết niệu

Gần 40 năm trong lĩnh vực Ngoại tiết niệu, bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên cho biết không còn xa lạ gì với những trường hợp tái phát sỏi, thậm chí tái phát triền miên. Nhẹ thì gây khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống, nặng thì bệnh nhân thường chịu nhiều tổn thương như giãn đài bể thận, tắc nghẽn đường tiểu gây đau đớn nặng nề, thận ứ nước dẫn đến suy thận… Những lần tái phát, bao giờ hậu quả cũng nặng nề và bệnh nhân phải tốn kém hơn rất nhiều khi điều trị lại, hệ tiết niệu tiếp tục bị tổn thương, sức khỏe cũng suy yếu đi.

{keywords}
 Đừng quên việc phải bổ sung thật nhiều nước để phòng ngừa tái phát sỏi

Theo đó, bác sĩ Huyên nhấn mạnh để ngăn chặn tái phát sỏi sau tán sỏi, bệnh nhân cần tuân thủ những quy tắc như:

Ăn các thực phẩm giúp lợi niệu và dễ tiêu hóa: Chế độ ăn và uống lợi niệu sẽ có tác dụng bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, tiểu ra ngoài. Chế độ ăn dễ tiêu hoá giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các tổn thương niêm mạc - thành niệu quản. Các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa: rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ...

Uống nhiều nước và không nhịn tiểu: Mỗi ngày uống từ 2,5 - 3 lít nước, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tốt nhất là nên rèn luyện đồng hồ sinh học thích hợp để tránh phải nhịn tiểu.

Giảm thiểu chế độ ăn nhiều oxalat và canxi. Các thực phẩm nên hạn chế: Tôm, cua, đồ hải sản. Đồ uống nên hạn chế: nước chè đặc, cà phê. Hạn chế lòng lợn hay các món chế biến từ óc của động vật... đây là nguồn thực phẩm dễ gây sỏi thận.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung một số thuốc kiểm soát tỷ lệ khoáng chất của nước tiểu. Nên chăm chỉ vận động, luyện tập thể dục thể thao, tránh ngồi lâu một chỗ.

Đặc biệt, điều bệnh nhân cần chú ý nhất sau khi chữa sỏi là cần tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe hệ tiết niệu và có biện pháp xử lý kịp thời nếu có nguy cơ tái phát sỏi. Bệnh nhân cần chụp chiếu, siêu âm... để quan sát đầy đủ và rõ ràng hệ tiết niệu, nhận được lời khuyên hữu ích từ bác sĩ chuyên khoa về các chế độ để ngăn ngừa tái phát, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời nếu có nguy cơ tái phát sỏi.

“Phần lớn bệnh nhân nếu tiến hành thăm khám định kỳ thì đều không có vấn đề gì lớn. Cứ mỗi lần thăm khám, họ sẽ hiểu rất rõ về sức khỏe hệ tiết niệu của mình, có ý thức phòng ngừa một cách rõ rệt. Chưa kể, nếu tái phát sỏi mà phát hiện sớm khi còn nhỏ và chưa có triệu chứng thì điều trị rất dễ dàng. Nhiều trường hợp có thể uống thuốc hoặc tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, tán xong sạch sỏi về nhà ngay mà không đau, không phải nằm viện.” - bác sĩ Huyên nhấn mạnh.

{keywords}
Chuyên gia Thu Cúc luôn đồng hành cùng bệnh nhân trong “cuộc chiến” ngừa sỏi tái phát

Khi đăng ký tán sỏi tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bệnh nhân sẽ được tặng voucher “Đồng hành” với ưu đãi đặc biệt: Khám và siêu âm hệ tiết niệu 4D cùng các chuyên gia đầu ngành trong vòng 3 năm. Quà tặng như một lời cam kết bằng hành động, rằng bệnh viện Thu Cúc sẽ luôn ở bên bệnh nhân, không chỉ là trước, trong quá trình điều trị mà còn là cả con đường dài ngừa tái phát ở phía sau.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội là đơn vị hàng đầu áp dụng công nghệ hiện đại tán sỏi công nghệ cao thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu.

Ưu đãi đặc biệt dành cho bệnh nhân đăng ký tán sỏi tháng 1: Miễn phí khám sỏi với bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên đồng thời giảm 20% chi phí tán sỏi khi có chỉ định. Đặc biệt, tặng ngay voucher “Đồng hành” miễn phí khám và siêu âm hệ tiết niệu miễn phí trong vòng 3 năm. Đăng ký tại https://benhvienthucuc.vn/uu-dai/tan-soi-cong-nghe-cao-danh-bay-soi-tiet-nieu/ hoặc gọi tổng đài 1900 5588 92 để được tư vấn cụ thể.

Minh Tuấn