- Đầu tư mạnh cho giáo dục, hạ nhiệt lạm phát, ổn định đồng tiền… là những lời khuyên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow dành cho Việt Nam, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Ông John Snow, Bộ trưởng Tài chính thứ 73 của Mỹ và hiện là Chủ tịch quỹ đầu tư tài chính lớn nhất thế giới Cerberus Capital vừa đến Việt Nam trong chương trình làm việc 3 ngày tại Hà Nội và TP HCM.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số lãnh đạo khác của Việt Nam. Ngày mai, ông sẽ dành trọn một ngày để thảo luận với doanh nghiệp và giới học giả về khả năng Việt Nam có thể trở thành điểm đến của các đế chế kinh tế thế giới.
Trước khi rời Việt Nam, ông cũng sẽ vào TP HCM và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vào 17/11.
Trao đổi về chuyến thăm với báo chí ngày 15/11, ông John Snow cho hay mục tiêu chính của chuyến đi là gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, đồng thời không loại trừ khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
“Vấn đề không chỉ làm thế nào để dòng vốn chảy vào Việt Nam mà các doanh nghiệp lớn của Việt Nam phải tham gia vào thị trường thế giới”, ông nói.
Mạnh tay đầu tư giáo dục
Việt Nam ở trong khu vực nóng về phát triển kinh tế của thế giới, có nhiều điều kiện phát triển như dân số đông, lực lượng lao động trẻ, ở vị trí chiến lược, và có nền tảng văn hóa của sự sáng tạo… Theo ông, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, GDP đầu người tăng, thị trường hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ tìm đến, khai thác nhu cầu thị trường.
Có hai vấn đề ông lưu ý các nhà điều hành kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là lạm phát và tỉ giá. Bởi đối với giới đầu tư nước ngoài, một môi trường kinh tế vĩ mô bản địa ổn định, hạ nhiệt lạm phát, tiền tệ ít biến động là điều cần thiết cho chiến lược đầu tư lâu dài của họ.
“Không biết rõ và dự đoán về tỉ giá, doanh nghiệp sẽ không thể tính toán được chi phí và doanh thu cho đầu tư của mình” - ông đơn cử.
Song, ông nhấn mạnh: điều đáng mừng là Chính phủ đã có cam kết hạ nhiệt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tư vấn cho Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc kinh tế, ông Snow cho hay, với ưu thế tốc độ tăng trưởng tốt, lực lượng lao động trẻ, Việt Nam sẽ là địa điểm lí tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để đón đầu cơ hội, Việt Nam cần đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo lao động.
“Lao động được đào tạo tốt là điều kiện để doanh nghiệp mạnh muốn đứng chân lâu dài ở một thị trường... Nếu tiếp tục đầu tư cho giáo dục, Việt Nam sẽ thành công”, ông Snow nhấn mạnh.
Ông cũng chỉ rõ, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tìm đến thị trường Việt Nam nếu tìm thấy cơ hội để tăng chất lượng, giảm chi phí và tăng khả năng sáng tạo sản phẩm.
Một trong vấn đề ông Snow đặc biệt nhấn mạnh, đó là việc đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
“Nơi nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ thành lập và lớn mạnh thì nơi đó, nền kinh tế phát triển lớn mạnh”.
Điều ông lưu ý, đó là cần tháo gỡ những gánh nặng về thủ tục, giấy tờ… để doanh nghiệp nhỏ có thể mọc cánh, trưởng thành. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho rằng, chủ trương tái cấu trúc kinh tế, trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp là cơ hội cho Việt Nam cải thiện nền kinh tế hiệu quả và thu hút vốn.
“Việt Nam đã có cách tiếp cận thẳng thắn, khi nhấn mạnh phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài góp vốn, gắn với nó là sự tham gia quản trị, điều hành từ bên ngoài, giúp cải thiện khả năng quản trị của doanh nghiệp”.
Phương Loan
Ông John Snow, Bộ trưởng Tài chính thứ 73 của Mỹ và hiện là Chủ tịch quỹ đầu tư tài chính lớn nhất thế giới Cerberus Capital vừa đến Việt Nam trong chương trình làm việc 3 ngày tại Hà Nội và TP HCM.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số lãnh đạo khác của Việt Nam. Ngày mai, ông sẽ dành trọn một ngày để thảo luận với doanh nghiệp và giới học giả về khả năng Việt Nam có thể trở thành điểm đến của các đế chế kinh tế thế giới.
Trước khi rời Việt Nam, ông cũng sẽ vào TP HCM và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vào 17/11.
Ảnh: Phương Loan |
Trao đổi về chuyến thăm với báo chí ngày 15/11, ông John Snow cho hay mục tiêu chính của chuyến đi là gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, đồng thời không loại trừ khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
“Vấn đề không chỉ làm thế nào để dòng vốn chảy vào Việt Nam mà các doanh nghiệp lớn của Việt Nam phải tham gia vào thị trường thế giới”, ông nói.
Mạnh tay đầu tư giáo dục
Việt Nam ở trong khu vực nóng về phát triển kinh tế của thế giới, có nhiều điều kiện phát triển như dân số đông, lực lượng lao động trẻ, ở vị trí chiến lược, và có nền tảng văn hóa của sự sáng tạo… Theo ông, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, GDP đầu người tăng, thị trường hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ tìm đến, khai thác nhu cầu thị trường.
Có hai vấn đề ông lưu ý các nhà điều hành kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là lạm phát và tỉ giá. Bởi đối với giới đầu tư nước ngoài, một môi trường kinh tế vĩ mô bản địa ổn định, hạ nhiệt lạm phát, tiền tệ ít biến động là điều cần thiết cho chiến lược đầu tư lâu dài của họ.
“Không biết rõ và dự đoán về tỉ giá, doanh nghiệp sẽ không thể tính toán được chi phí và doanh thu cho đầu tư của mình” - ông đơn cử.
Song, ông nhấn mạnh: điều đáng mừng là Chính phủ đã có cam kết hạ nhiệt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tư vấn cho Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc kinh tế, ông Snow cho hay, với ưu thế tốc độ tăng trưởng tốt, lực lượng lao động trẻ, Việt Nam sẽ là địa điểm lí tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để đón đầu cơ hội, Việt Nam cần đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo lao động.
“Lao động được đào tạo tốt là điều kiện để doanh nghiệp mạnh muốn đứng chân lâu dài ở một thị trường... Nếu tiếp tục đầu tư cho giáo dục, Việt Nam sẽ thành công”, ông Snow nhấn mạnh.
Ông cũng chỉ rõ, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tìm đến thị trường Việt Nam nếu tìm thấy cơ hội để tăng chất lượng, giảm chi phí và tăng khả năng sáng tạo sản phẩm.
Một trong vấn đề ông Snow đặc biệt nhấn mạnh, đó là việc đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
“Nơi nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ thành lập và lớn mạnh thì nơi đó, nền kinh tế phát triển lớn mạnh”.
Điều ông lưu ý, đó là cần tháo gỡ những gánh nặng về thủ tục, giấy tờ… để doanh nghiệp nhỏ có thể mọc cánh, trưởng thành. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho rằng, chủ trương tái cấu trúc kinh tế, trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp là cơ hội cho Việt Nam cải thiện nền kinh tế hiệu quả và thu hút vốn.
“Việt Nam đã có cách tiếp cận thẳng thắn, khi nhấn mạnh phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài góp vốn, gắn với nó là sự tham gia quản trị, điều hành từ bên ngoài, giúp cải thiện khả năng quản trị của doanh nghiệp”.
Phương Loan