Hầu hết các hãng xe khuyến cáo không nên sử dụng lốp dự phòng để chạy xe quá 50 dặm (khoảng hơn 80km).

Nhiều người đi đường dài và bị xịt lốp nên phải sử dụng lốp dự phòng để thay thế. Tuy nhiên thay vì sử dụng lốp dự phòng như một phao cứu sinh, nhiều người đã sử dụng loại lốp này để chạy xe với quãng đường dài hơn so với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Vậy đâu là lý do các nhà sản xuất khuyên bạn không nên sử dụng lốp dự phòng lâu hơn mức khuyến cáo?

{keywords}
Sử dụng chiếc lốp xe tạm thời này dài hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ gây ra một loạt các vấn đề

Vì lốp dự phòng được sử dụng không thường xuyên nên các nhà sản xuất ô tô đã sử dụng lốp hẹp, nhỏ gọn để tiết kiệm không gian và trọng lượng. Tất nhiên, lốp dự phòng là một phao cứu sinh khi lốp xe chính bị thủng, nhưng sử dụng chiếc lốp xe tạm thời này dài hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ gây ra một loạt các vấn đề.

Đầu tiên, lốp dự phòng không bền như lốp bình thường. Sức mạnh thực sự của lốp xe xuất phát từ lớp thép và polyester bên dưới lớp cao su và lốp dự phòng có các lớp này ít hơn lốp xethường. Một lốp dự phòng vì cần tiết kiệm không gian nên chỉ có một nửa số lớp thép và polyester so với lốp thường. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng chống thủng và khả năng vào cua.

Ngoài ra, lốp xe dự phòng hẹp hơn và có mặt tiếp xúc đường nhỏ hơn. Điều này làm giảm độ bám đường, tăng khoảng cách phanh và có khả năng không thể đoán trước xử lý trong tình trạng khẩn cấp. Nó cũng có nghĩa là ABS và điều khiển chống trượt không hiệu quả trong việc giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm.

Ngoài ra, lốp dự phòng cũng có khả năng chịu tải kém hơn. Sử dụng lâu dài lốp dự phòng có thể gây ra một vấn đề cơ khí nghiêm trọng, lốp xe có đường kính nhỏ hơn khiến bộ vi sai phải chịu áp lực nặng nề hơn.

Bộ vi sai có chức năng khá phức tạp. Nó truyền lực động cơ tới các bánh từ hộp số, nó còn điều khiển các bánh xe bên trái và phải chuyển động ở các tốc độ khác nhau. Điều này là cần thiết khi vào khúc cua. Trong một đoạn rẽ, con đường của bánh xe bên trong là ngắn hơn so với các bánh xe bên ngoài, có nghĩa là chúng quay ở tốc độ khác nhau. Khi bạn đang lái xe trên một đường thẳng, bộ vi sai không cần hoạt động và ít hao mòn bánh răng và vòng bi. Nhưng bởi vì lốp dự phòng nhỏ hơn so với bánh xe đối lập trên cùng một trục, nên phải quay nhanh hơn để theo kịp với tốc độ của xe, làm cho bộ vi sai phải hoạt động để điều khiển lực truyền đến bánh dự phòng.

Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn. Vì tất cả những lý do này, các nhà sản xuất đề nghị giữ tốc độ dưới 80km/h và sử dụng lốp dự phòng dưới mức khuyến cáo.

Dưới đây là video hướng dẫn kỹ thuật thay lốp dự phòng ô tô thần tốc:

(Theo Caronline/ Báo Giao Thông)

Bao lâu nên thay lốp ô tô?

Bao lâu nên thay lốp ô tô?

Số lượng ôtô ngày càng nhiều, tuy nhiên, việc bảo quản và thay lốp xe định kì lại hay bị bỏ qua.

Chủ xe BMW 520i tiền tỷ thản nhiên chạy lốp xẹp lép trên phố Hà Nội

Chủ xe BMW 520i tiền tỷ thản nhiên chạy lốp xẹp lép trên phố Hà Nội

Lốp ô tô 'tan tành' chỉ vì những lý do đơn giản

Lốp ô tô 'tan tành' chỉ vì những lý do đơn giản

Lái ô tô: Đừng chủ quan khi lốp 'non'

Lái ô tô: Đừng chủ quan khi lốp 'non'

Mua lốp xe ô tô cũ - 'lợi bất cập hại'

Mua lốp xe ô tô cũ - 'lợi bất cập hại'

Cách đơn giản nhận biết lốp ô tô bị non hơi

Cách đơn giản nhận biết lốp ô tô bị non hơi