- Với quan niệm có lộc sẽ có may, tình trạng người dân chen nhau giẫm đạp, ẩu đả với nhau để có được chút hoa quả, bánh trái...đã diễn ra tại lễ Vu lan rằm tháng bảy ở chùa Quán Sứ.

Tranh nhau vơ đồ cúng rằm tháng bảy trong chùa Quán Sứ

Xem video (Nguồn: Zing)

Hôm qua, trên phương tiện truyền thông có đăng tải thông tin cướp lộc hỗn loạn tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). 

Theo đó, vào tối 15/8, tại lễ Vu lan rằm tháng bảy ở chùa Quán Sứ đã xuất hiện tình trạng người dân tham dự đã vội vã lao vào tranh giành đồ cúng khá hỗn loạn. Cảnh xô đẩy, tranh giành đồ cúng này diễn ra ngay khi các nhà sư đang tiến hành làm lễ.

{keywords}

Tranh nhau ''thụ lộc'' tại chùa Quán Sứ, tối ngày 15/8 (Ảnh cắt từ clip)

Trả lời về vấn đề này, trên một tờ báo, Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Ủy viên hội đồng trị sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: "Trong thời gian diễn ra buổi lễ rằm tháng bảy, người dân ở tất cả mọi nơi, ở các tỉnh thành người ta về xin lộc của cúng chúng sinh. Với số lượng người đông như vậy thì đương nhiên việc xô đẩy chen chúc là không thể tránh khỏi''.

Cướp lộc hoa tre, cướp trầu cau hỗn loạn tại hội Gióng

Tương tự tình trạng cướp lộc này cũng xảy ra ở nhiều lễ hội trước đó. Vào tháng 2/2016, hàng trăm thanh niên lao vào tranh cướp hoa tre với mong muốn có nhiều may mắn cũng gây nên sự hỗn loạn tại lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) trong sáng mùng 6 Tết.

{keywords}

Quang cảnh lễ hội rất náo loạn. Ai cũng muốn giành được dù chỉ là một sợi (Ảnh: Zing)

Tại lễ hội tổ chức để tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân này, nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ).

Đoàn tùy tùng rước kiệu hoa tre đến đền Thượng thì hàng chục thanh niên lao vào cướp. Nhiều người cho rằng, đây là tục lệ của lễ hội để lấy may mắn cho cả năm.

{keywords}

Đoàn tùy tùng rước kiệu hoa tre đến đền Thượng thì hàng trăm thanh niên lao vào cướp (Ảnh: Zing)

Quang cảnh lễ hội rất náo loạn. Ai cũng muốn giành được dù chỉ là một sợi. Lực lượng an ninh đã phải vất vả làm nhiệm vụ để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Thậm chí có chiến sĩ công an đã bị ngã giữa dòng người chen lấn xô đẩy.

Cũng tại lễ hội này, đầu năm 2016, trên facebook xuất hiện clip ghi lại hình ảnh hàng trăm thanh niên lao vào giẫm đạp nhau tranh cướp trầu cau mặc cho cảnh sát ra sức căn ngăn khiến người xem không khỏi ngán ngẩm.

Xem video:

Một lễ hội khác xảy ra tình trạng tranh cướp tương tự là cướp phết đầu năm ở đền Quan, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

{keywords}

Hình ảnh tranh cướp tại lễ hội Phết ở xã Hiền Quan (Ảnh: Pháp luật VN)

Khi quả phết được đưa ra, hàng nghìn thanh niên trai tráng trong làng hò hét nhau, đòi tranh quả. Đã không ít cảnh tượng kinh hoàng xảy ra khi quả phết được truyền qua truyền lại rồi tranh cướp. Nhiều thanh niên lợi dụng cơ hội này xô xát, đấm đá nhau túi bụi. Đi đến đâu, đám người kéo theo bụi bẩn, tiếng la hét kinh hoàng đến đó.

{keywords}

Khung cảnh hỗn loạn ngoài sân bãi (Ảnh: Tri thức trẻ)

{keywords}

Nhiều người nảy sinh mâu thuẫn đã không ngần ngại thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với nhau ngay tại lễ hội (Ảnh: Tri thức trẻ)

Theo các cao niên trong làng kể, nếu ai đó bị quả chúi, quả phết rơi vào đầu hay chạm tay thì người ấy sẽ may mắn, cả năm. Vì thế, hàng nghìn người đã nhảy vào tranh cướp thậm chí đổ máu để cầu mong may mắn.

Hô hào giành giật hoa quả, bánh trái ở đền Trần

Tình trạng cướp lộc, cướp ấn xảy ra đáng sợ nhất ở ở lễ hội đền Trần. Năm 2015, sau khi vào được sân đền, hàng trăm người đã chen lấn, xô đẩy cướp lộc trên các ban thờ tạo nên cảnh hỗn loạn. Người ta tranh nhau, hô hào giành giật lấy tất tật từ hoa quả, bánh trái bất luận là lễ của ai.

{keywords}

Đè đầu cưỡi cổ nhau để vào bên trong. (Ảnh: Pháp luật Plus)

{keywords}

Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy khiến lực lượng an ninh cũng không thể kiểm soát được.(Ảnh: Pháp luật Plus)

Sự lộn xộn này khiến Ban tổ chức cũng như lực lượng an ninh không thể can thiệp dù liên tục nhắc nhở. Ngoài ra, bên trong đền nhiều người tranh nhau lấy tiền xoa vào cây kiếm để cầu may, có người còn cầm hẳn thanh kiếm trên bệ thờ. Mọi việc tạo nên quang cảnh trong đền vô cùng lộn xộn, nhếch nhác.

Lê Phương