Giới thiên văn cho rằng Mặt Trời sẽ trở thành một tinh vân (nebula), hay một khối khí và bụi khổng lồ. Vào năm 2018, một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã nghiên cứu lại vấn đề này. Họ đi đến kết luận rằng khi mất đi nhiệt lượng, Mặt Trời có nhiều khả năng sẽ trở thành tinh vân nhất.
Mặt Trời đã có 4,6 tỷ năm tuổi. Theo những quan sát ở các ngôi sao khác, các nhà thiên văn đoán Mặt Trời sẽ tiếp tục toả sáng thêm 10 tỷ năm nữa.
Sự sống của Mặt Trời sẽ kết thúc trong vòng 10 tỷ năm. Ảnh: ScienceAlert. |
Tất nhiên trên hành trình đến sự kết thúc của ngôi sao này, sẽ có nhiều thứ khác xảy ra. Trong 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ biến thành một khối nhiệt đỏ rực. Kích cỡ của tâm Mặt Trời sẽ bị giảm đi, nhưng phần vỏ sẽ tiếp tục nở rộng cho đến khi chạm đến quỹ đạo của Hỏa tinh. Nếu Trái Đất còn tồn tại cho đến thời điểm này, nó chắc chắn cũng sẽ bị nuốt chửng.
Tuy nhiên, Trái Đất sẽ chỉ trụ được khoảng một tỷ năm nữa, theo ScienceAlert.
Để hình thành một khối tinh vân khả kiến, ngôi sao ban đầu phải đạt được kích thước gấp hai lần Mặt Trời. Nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy từ một khối lửa đỏ rực, Mặt Trời sẽ co lại thành "sao lùn trắng" và cuối cùng mới trở thành tinh vân.
"Khi một ngôi sao chết đi, nó để lại một lớp bụi dày và để lộ ra phần nhân của mình. Phần nhân nóng hổi này sẽ hắt ánh sáng lên lớp bụi mỏng trong vòng 10.000 năm nữa trước khi vụt tắt. Đây là nguyên nhân giúp nhiều khối tinh vân có thể quan sát được ở khoảng cách vài chục triệu năm ánh sáng", Albert Zijlstra, giáo sư thiên văn học tại Đại học Manchester giải thích.
Hình ảnh tinh vân Cat's Eye. Ảnh: NASA/ESA. |
Ở Vũ trụ có thể nhìn thấy được của chúng ta cũng có khá nhiều tinh vân. Nổi tiếng nhất có lẽ là tinh vân Helix, cùng những cái tên khác như Cat's Eye, Ring hay Bubble.
Tầm 30 năm trước đây, giới thiên văn đã nhận thấy một điều kỳ lạ: hầu hết khối thiên vân ở các thiên hà khác đều có một độ sáng như nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, trên lý thuyết ta có thể đoán được khoảng cách giữa nơi quan sát và một thiên hà dựa vào tinh vân.
"Những ngôi sao già và có kích thước bé sẽ cho ra tinh vân mờ hơn các ngôi sao trẻ và có kích thước lớn", Zijlstra chia sẻ.
Tinh vân từ Mặt Trời sẽ không phát sáng đủ để cho ta nhìn thấy. Vì ít nhất Mặt Trời của chúng ta phải đạt kích thước gấp đôi hiện giờ để tạo ra một khối tinh vân khả kiến.
"Nghiên cứu này không những giúp con người đo đạc được độ tuổi của các ngôi sao từ những thiên hà xa xôi, mà còn giúp chúng ta biết được Mặt Trời sẽ trông như thế nào khi sự sống của nó kết thúc", giáo sư Zijlstra nói.
Theo Zing/ScienceAlert
Hành tinh siêu giống Trái Đất có thể là ngôi nhà mới của nhân loại?
Những khám phá mới đã tiết lộ hàng nghìn hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, trong đó có những hành tinh giống Trái Đất đến mức có thể trở thành ngôi nhà mới của nhân loại.