Bên cạnh hình ảnh một MC thông minh, lịch lãm trên sân khấu là một thầy Lê Anh hóm hỉnh trên giảng đường, một Lê Anh dung dị giữa đời thường, và một Lê Anh đầy bụi bặm nhưng vẫn vô cùng rạng rỡ trong những chuyến đi…

Thầy Lê Anh - yêu du lịch, yêu học trò

Tuổi 40, Lê Anh vẫn mải miết với những chuyến đi như thế, để khi trở về, mang theo đầy ắp những trải nghiệm và truyền nó tới bao lớp sinh viên trên giảng đường. Đúng như Lê Anh vẫn thường vui vẻ tự nhận, “phải đến 80% cuộc sống của tôi là du lịch”.

{keywords}
MC - Giảng viên Lê Anh

Lê Anh kể, ban đầu anh nghĩ là mình phù hợp với nghề báo chí hơn. Nhưng không hiểu sao, du lịch lại “rơi tõm” vào anh, và rồi anh “ngấm dần” lúc nào không biết. Một năm đầu tiên được chọn làm giảng viên ngành du lịch, anh cũng không thấy “mặn mà” lắm với nghề.

Nhưng rồi, những chuyến đi cùng các bạn sinh viên trẻ trung và sôi nổi… Những giờ lên lớp phải “chinh phục” vài chục gương mặt sinh viên, em thì nhăn mặt, em há hốc miệng, em thì khuôn mặt đăm đăm như đang nghi ngờ thầy lắm, rồi em thì trêu, em thì cười đầy ma quái... khiến anh cũng thấy thú vị và hào hứng với công việc giảng dạy. Cái vui trước đây Lê Anh làm MC nói trước khán giả bây giờ đã trở thành cái vui khi nói trước các em sinh viên “nhất quỷ nhì ma” là vậy!

Dần dần sau đó, Lê Anh bắt đầu cảm thấy mình có học trò. Trong câu chuyện lúc “trà dư hậu tửu”, giọng nói anh đôi khi ánh lên niềm xúc động: “Người giáo viên hạnh phúc nhất là khi họ cảm thấy có người “đi theo” mình, cũng giống như người truyền đạo mà có đệ tử vậy. Vì thế mà cái khó về sách vở, kinh viện và cả cái khó thực tiễn cũng không còn là điều khiến tôi e ngại nữa. Tôi luôn muốn đi, muốn trải nghiệm thật nhiều để có kiến thức chia sẻ cùng học trò. Khi mình thực sự để tâm tìm hiểu, thực sự muốn chinh phục thì nghề nào cũng sẽ yêu thôi...”, anh nói.

MC Lê Anh: ‘Tôi nhớ thầy tôi’…

                   Lê Anh bên học trò 'Nhất quỷ nhì ma' trong các chuyến đi thực tế.

Không dừng lại ở đó, chuyên môn du lịch cũng giúp Lê Anh rất nhiều trong vai trò MC- Biên tập viên truyền hình. Anh kể, được làm các phóng sự về du lịch luôn là điều anh tự hào và tự tin nhất. Khi cùng làm với ekip của VTV2 về seri “Việt Nam đất nước con người”, Lê Anh đã luôn tự nghĩ, tự hỏi, tự dẫn một cách sống động mà không cần ai phải viết kịch bản cho mình. Suốt 2 năm ròng bì bõm cùng các ekip đi khắp nơi để làm chương trình, đi bộ vài chục cây số trong rừng cũng có, muỗi đốt sưng cả người cả mặt cũng có, được đi gác kèo ong trong rừng U Minh, rồi được xem rùa biển đẻ ở Côn Đảo... tất cả đã giúp Lê Anh có được vô vàn những trải nghiệm thú vị.

Anh chia sẻ, nếu mỗi người đi du lịch là một nhà báo, giới thiệu những phong cảnh ấy, con người ấy, diễn biến ấy với công chúng thì cuộc sống sẽ trở nên muôn màu biết bao. “Các cụ nhà mình vẫn có câu: ‘Đi một ngày đàng học một sàng khôn’. Những ai đi nhiều thì cách ứng xử của họ cũng văn minh hơn hẳn. Tầm mắt được mở rộng thì cái tôi cũng khiêm tốn hơn.

Người ta sống với nhau chan hòa hơn và ăn nói không đốp chát. Và, ngành du lịch không nên bị xã hội quan niệm là ngành ăn chơi nhảy múa thuần túy, tiêu tiền, mà phải là một ngành tái tạo sức lao động và tạo ra những giá trị về mặt tinh thần. Và nó cũng góp phần giáo dục con người mới một cách thực tế”, anh hào hứng nói.

{keywords}
 

Trả lời câu hỏi “Nếu một thời gian nhất định không có những chuyến đi, anh sẽ thế nào?”, Lê Anh nói không do dự: “Tù túng!”. Anh lý giải mình là mẫu người không chịu được cảnh “du lịch qua mà ảnh nhỏ”, dù anh luôn cố gắng truyền tải rất nhiều trải nghiệm về những chuyến đi của mình lên sóng truyền hình.

“Thực ra cũng để gieo nhu cầu cho khán giả muốn đến, muốn thưởng thức điểm đến đó thôi. Chứ khán giả nào hài lòng với việc xem những cuốn phim tài liệu du lịch đó mà… không đi nữa thì nhất định không phải là fan của du lịch rồi!”- anh nói.

'Tôi nhớ thầy tôi'

Trong câu chuyện bất tận về du lịch, Lê Anh luôn không ngừng nhắc về người thầy đặc biệt trong anh- PGS.TS Đinh Trung Kiên. “Tính cách của thầy rất hà khắc và một có chút ngoa ngôn, nhưng thực ra thầy rất có tâm với học trò.  

{keywords}
Lê Anh bên người thầy đặc biệt của mình- PGS.TS Đinh Trung Kiên cách đây hơn 10 năm.

Tôi nhớ có lần cùng thầy chấm thi vấn đáp. Thầy nói to và nghiêm mặt: “Nào thực hành đi, đứng trước khách thì hướng dẫn viên phải thể hiện biểu cảm như thế nào?.  Sinh viên lười học run lẩy bẩy: Dạ… thưa thầy… phải… phải… Thầy: Phải gì? Sinh viên được nhắc nho nhỏ từ phía ngoài cửa mạnh dạn: Dạ, phải lở một lụ cười ạ!”- Ối, cái gì? Lở à, lở có mà lở loét. Ngọng níu ngọng nô thế thì hướng dẫn cái gì! Về chỗ sửa lại cái ngọng đi!”. Thế là sinh viên nước mắt ngắn nước mắt dài. Nhưng thầy hà khắc như thế thì sinh viên mới nhớ. Và có nhớ thì các em mới sửa!”…

{keywords}
Thầy Trung Kiên: 'Lê Anh đâu, nói cho sinh viên về Thuỷ điện Hoà Bình, ngay!'

Trong những chuyến đi, thầy nghiêm khắc với sinh viên và đương nhiên ngay cả trợ giảng Lê Anh cũng bị mắng tơi tả nếu có gì sai sót. Vì thế, anh luôn phải là người phải ôn bài kỹ nhất để khi thầy hỏi, nếu sinh viên không trả lời được thì anh sẽ phải “cứu nguy”. Sau những chuyến đi cùng ấy, ngoài việc học hỏi về ý thức nâng cao chuyên môn, Lê Anh cũng rút ra cho mình rất nhiều kinh nghiệm và lớn lên với nghề.

“Bây giờ, thầy tôi đã mất vài năm rồi. Mỗi khi giảng môn Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tôi lại chiếu đoạn video có thầy trả lời phỏng vấn báo chí. Không giấu nổi học trò của tôi sự xúc động trong khóe mắt mỗi khi thấy thầy trên phóng sự đó. Thầy chính là người đã truyền tình yêu với du lịch cho tôi…”, anh xúc động!

{keywords}
 
MC Lê Anh: 'Tôi đã chịu nhiều đổ vỡ từ thời trai trẻ cho đến hôm nay'

MC Lê Anh: 'Tôi đã chịu nhiều đổ vỡ từ thời trai trẻ cho đến hôm nay'

“Tôi là một người không thuận duyên... Tôi đã phải chịu nhiều đổ vỡ từ thời trai trẻ cho đến hôm nay, dẫn đến một tâm lý e ngại nhất định”, MC Lê Anh bộc bạch.

Song Anh