Quan niệm bà bầu phải ăn thật nhiều để đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con đã không còn hợp thời nữa. Thực tế, rất nhiều bà bầu hiện đại giữ với cơ thể nhẹ nhõm trong thai kỳ vẫn sinh ra những đứa trẻ bụ bẫm khỏe mạnh. Bí quyết của họ nằm trong nguyên tắc vàng: “Không ăn nhiều, hãy ăn thông minh”.

Ăn nhiều không có nghĩa là đủ chất

Người phụ nữ nào khi biết mình đang mang một mầm sống mới trong người đều mong muốn sẽ làm những điều tốt đẹp nhất cho con. Một trong những quan tâm hàng đầu của họ là phải ăn uống thế nào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Phụ nữ mang thai thường được nghe lời khuyên “Phải ăn nhiều vào mới đủ chất cho con phát triển” và cố gắng ăn uống gấp đôi gấp ba bình thường. Tuy nhiên, không phải mẹ cứ ăn nhiều thì thai nhi càng hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ngược lại nếu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể là dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp….

{keywords}

Dinh dưỡng thai kỳ thế nào là tốt?

Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai cần đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Đủ dưỡng chất:

Chất đạm (Protein): phụ nữ mang thai cần tăng thêm tối thiểu 15 gram protein/ ngày để nuôi dưỡng bào thai và phục vụ nhu cầu cơ thể.

Chất béo: chất béo không những là nguồn năng lượng quan trọng mà còn tham gia vào quá trình phát triển tế bào não và thị lực. Hãy lựa chọn các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa từ dầu cọ, dầu oliu, cá và các loại hạt. Tránh chất béo bão hòa, chất béo trans.

Sắt: Sắt là thành phần chính của máu. Trong suốt quá trình mang thai nhu cầu sắt của người phụ nữ là 1.000mg để làm tăng khối lượng máu của mẹ, cung cấp cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Nhu cầu này xuất hiện trong suốt thai kỳ nhưng phần lớn tập trung vào những tháng cuối đó là lý do tại sao các bà mẹ mang thai có tỉ lệ thiếu máu cao vào giai đoạn những tháng cuối.

Axit folic (Folate): axit folic có vai trò trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Trong thời kỳ có thai nhu cầu về axit folic tăng lên rõ rệt. Nhu cầu axit folic với phụ nữ có thai là 600mcg/ngày. Trong quá trình chế biến thực phẩm, tỉ lệ axit folic bị mất từ 50-90% nên axit folic từ thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu.

Can xi: Bà bầu và thai nhi cần can xi cho xương và răng chắc khỏe. Mỗi ngày các bà mẹ cần 1300mg can xi, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ không bổ sung đủ can xi, cơ thể người mẹ sẽ “trích” canxi từ xương người mẹ chuyển vào thai nhi. Hậu quả là người mẹ bị loãng xương, thai nhi sẽ có nguy cơ bị còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình.

2. Nguồn gốc thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn: Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc tươi sạch, không chứa chất bảo quản hoặc có dư lượng hocmon tăng trưởng. Chỉ một chút dư lượng hóa chất cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi.

Hãy ăn thông minh hơn

Thay vì cố nhồi nhét thức ăn, bà bầu hoàn toàn có những lựa chọn thực phẩm thông minh hơn để không phải ăn quá nhiều mà vẫn “đủ dùng” cho cả hai mẹ con. Và trong các loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, sữa công thức sinh học luôn là một lựa chọn tốt.

{keywords}

Sữa công thức sinh học được sản xuất dựa trên những nghiên cứu mới nhất về cơ thể phụ nữ mang thai và cho con bú. Không những cung cấp hàm lượng cao các nhóm chất đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất, sữa công thức sinh học chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ an toàn thân thiện với cơ thể.

Hai ly sữa công thức sinh học kết hợp với ba bữa ăn đều đặn mỗi ngày là thực đơn chuẩn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Lý tưởng nhất, người mẹ cần duy trì uống sữa đều đặn ngay khi có thai và kéo dài đến khi con được 1 tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và cho sự phát triển tối ưu của trẻ.

(Theo Khám phá)