Bài viết ‘Tư duy đánh giá độc ác dẫn đến sự xa lánh những đứa trẻ điểm thấp’ của tác giả Wan Lixin và ‘Mẹ Hoa: Con tôi không phải là một điểm số trong trường học Mỹ’ của tác giả Zong Lei đã chỉ ra một số sai lầm nghiêm trọng trong hệ thống giáo dục hiện tại của Trung Quốc.
Nhiều người đã chỉ ra sự khắc nghiệt của kì thi đại học và hều hết đổ lỗi cho tư duy xếp hạng tàn nhẫn.
Tuy nhiên, tôi lại cho rằng đó không phải nguyên nhân chính. Bởi nếu thế thì vấn đề đã nghiêm trọng hơn từ trước đây, khi mà rất ít người vào được đại học và những người tốt nghiệp đại học hầu hết là những người có công việc tốt, được trả lương cao.
Theo tôi, nguyên nhân chủ chốt có thể là do cha mẹ ngày nay.
Những bậc phụ huynh có tư duy thoáng như Wan và Zong có thể không nằm trong số các bậc cha mẹ phổ biến ở Trung Quốc.
Phần lớn, họ vẫn có một động lực đằng sau. Họ muốn con cái làm thỏa mãn những mong muốn của mình, vì thế những đứa trẻ của họ nhận được nền giáo dục với sự tập trung chủ yếu vào kết quả học tập.
Nhiều bậc phụ huynh tin tưởng rằng bước chân vào đại học chính là chìa khóa cho một tương lai tươi sáng.
Cha mẹ đánh giá một ngôi trường chỉ dựa vào danh tiếng học thuật của nó, ngôi trường đánh giá giáo viên chỉ dựa vào kết quả học tập của học sinh mà họ dạy… là điều hết sức bình thường. Mặc dù đã nhiều năm những người tốt nghiệp đại học bắt đầu lâm vào tình cảnh khó khăn. Họ hoặc phải chấp nhận một công việc lương thấp, hoặc phải gia nhập đội ngũ những người thất nghiệp.
Mẹ Hổ
Không phải tất cả trẻ em Trung Quốc ở nước ngoài đều thoát khỏi sự tàn nhẫn của tư duy xếp hạng này vì nhiều bậc phụ huynh đã mang tư tưởng này theo mình. Ở những khu vực có mật độ người Trung Quốc cao hơn, sự cạnh tranh trong học tập có thể bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ.
Con trai chị Zong đã hoàn thành lớp A (lớp trước khi vào lớp 1), nhưng tôi nghi ngờ rằng cậu bé có thể sẽ thấy mình đối lập hoàn toàn với các bạn đại lục khi cậu lên lớp cao hơn nếu ngôi trường mà cậu bé học có tỷ lệ học sinh từng học tập ở Trung Quốc cao.
Tóm lại, thậm chí những Mẹ Hổ được sinh ra ở Mỹ cũng tin rằng trang bị cho các cô con gái kiến thức học thuật, kĩ năng và thói quen làm việc bằng cách sử dụng những phương pháp khắc nghiệt là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, mặc dù bà thừa nhận rằng nếu có cơ hội làm lại, bà sẽ làm khác đi một chút.
Quan trọng hơn là dù ít hay nhiều, các bậc phụ huynh Trung Quốc xem con cái như tài sản mà họ được trao tặng và chúng là hi vọng giúp họ thực hiện ước mơ của riêng mình khi họ thiếu khả năng hay cơ hội để thực hiện nó. Hay tồi tệ hơn, họ sử dụng con cái như một cái danh để khoe mẽ với bạn bè.
Thậm chí, khi các trường học đánh giá những khía cạnh khác trong sự phát triển của một đứa trẻ như năng khiếu nghệ thuật…, thì các ông bố bà mẹ Trung Quốc lại có khuynh hướng biến nó thành sự cạnh tranh.
Không cho phép trẻ trượt ra khỏi điểm khởi đầu từ lâu đã trở thành khẩu hiệu của họ.
Kết quả là, trẻ thường thấy cực kì thất vọng về cái mà có thể là một cơ hội thú vị để chúng khám phá sở thích và những đặc tính cá nhân sẽ nhanh chóng biến thành đau đớn thân thể cũng như gánh nặng tâm lý.
Kiệt sức
Điều mà họ có thể không nhận ra là sự bắt đầu quá sớm trong cuộc sống có thể sẽ dẫn đến sự quá sức sau này.
Cuộc sống không phải là một cuộc chạy nước rút, mà là một cuộc đua dài, trong đó những người dẫn đầu ngay từ đầu thường thua cuộc.
Tuy nhiên, trong thời đại mà người ta muốn nhìn thấy thành quả ngay lập tức, các bậc phụ huynh đã mất kiên nhẫn để nhìn con cái họ phát triển một cách tự nhiên.
Họ thường muốn con cái là chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực và vượt trội hơn bạn bè chúng ở tất cả các giai đoạn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, tôi lại cho rằng đó không phải nguyên nhân chính. Bởi nếu thế thì vấn đề đã nghiêm trọng hơn từ trước đây, khi mà rất ít người vào được đại học và những người tốt nghiệp đại học hầu hết là những người có công việc tốt, được trả lương cao.
Theo tôi, nguyên nhân chủ chốt có thể là do cha mẹ ngày nay.
Những bậc phụ huynh có tư duy thoáng như Wan và Zong có thể không nằm trong số các bậc cha mẹ phổ biến ở Trung Quốc.
Phần lớn, họ vẫn có một động lực đằng sau. Họ muốn con cái làm thỏa mãn những mong muốn của mình, vì thế những đứa trẻ của họ nhận được nền giáo dục với sự tập trung chủ yếu vào kết quả học tập.
Nhiều bậc phụ huynh tin tưởng rằng bước chân vào đại học chính là chìa khóa cho một tương lai tươi sáng.
Cha mẹ đánh giá một ngôi trường chỉ dựa vào danh tiếng học thuật của nó, ngôi trường đánh giá giáo viên chỉ dựa vào kết quả học tập của học sinh mà họ dạy… là điều hết sức bình thường. Mặc dù đã nhiều năm những người tốt nghiệp đại học bắt đầu lâm vào tình cảnh khó khăn. Họ hoặc phải chấp nhận một công việc lương thấp, hoặc phải gia nhập đội ngũ những người thất nghiệp.
Mẹ Hổ
Không phải tất cả trẻ em Trung Quốc ở nước ngoài đều thoát khỏi sự tàn nhẫn của tư duy xếp hạng này vì nhiều bậc phụ huynh đã mang tư tưởng này theo mình. Ở những khu vực có mật độ người Trung Quốc cao hơn, sự cạnh tranh trong học tập có thể bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ.
Con trai chị Zong đã hoàn thành lớp A (lớp trước khi vào lớp 1), nhưng tôi nghi ngờ rằng cậu bé có thể sẽ thấy mình đối lập hoàn toàn với các bạn đại lục khi cậu lên lớp cao hơn nếu ngôi trường mà cậu bé học có tỷ lệ học sinh từng học tập ở Trung Quốc cao.
Tóm lại, thậm chí những Mẹ Hổ được sinh ra ở Mỹ cũng tin rằng trang bị cho các cô con gái kiến thức học thuật, kĩ năng và thói quen làm việc bằng cách sử dụng những phương pháp khắc nghiệt là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, mặc dù bà thừa nhận rằng nếu có cơ hội làm lại, bà sẽ làm khác đi một chút.
Quan trọng hơn là dù ít hay nhiều, các bậc phụ huynh Trung Quốc xem con cái như tài sản mà họ được trao tặng và chúng là hi vọng giúp họ thực hiện ước mơ của riêng mình khi họ thiếu khả năng hay cơ hội để thực hiện nó. Hay tồi tệ hơn, họ sử dụng con cái như một cái danh để khoe mẽ với bạn bè.
Thậm chí, khi các trường học đánh giá những khía cạnh khác trong sự phát triển của một đứa trẻ như năng khiếu nghệ thuật…, thì các ông bố bà mẹ Trung Quốc lại có khuynh hướng biến nó thành sự cạnh tranh.
Không cho phép trẻ trượt ra khỏi điểm khởi đầu từ lâu đã trở thành khẩu hiệu của họ.
Kết quả là, trẻ thường thấy cực kì thất vọng về cái mà có thể là một cơ hội thú vị để chúng khám phá sở thích và những đặc tính cá nhân sẽ nhanh chóng biến thành đau đớn thân thể cũng như gánh nặng tâm lý.
Kiệt sức
Điều mà họ có thể không nhận ra là sự bắt đầu quá sớm trong cuộc sống có thể sẽ dẫn đến sự quá sức sau này.
Cuộc sống không phải là một cuộc chạy nước rút, mà là một cuộc đua dài, trong đó những người dẫn đầu ngay từ đầu thường thua cuộc.
Tuy nhiên, trong thời đại mà người ta muốn nhìn thấy thành quả ngay lập tức, các bậc phụ huynh đã mất kiên nhẫn để nhìn con cái họ phát triển một cách tự nhiên.
Họ thường muốn con cái là chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực và vượt trội hơn bạn bè chúng ở tất cả các giai đoạn trong cuộc sống.
- Nguyễn Thảo (Theo Shanghaidaily)