Giống bí đao là do vô tình nhà chị mua về ăn lấy hạt gieo thử, nảy mầm và ra hoa kết quả ngoài mong đợi.

Chị Diễm Ly sinh ra ở Đà Lạt và đã từng theo bố mẹ đi làm vườn từ nhỏ nên đối với chị trồng các loại rau, củ, quả là chuyện nhỏ. Lúc về Malaysia, gia đình chồng chị đã có sẵn vườn rau và vườn hoa do ba chồng chị trồng và chăm sóc.

Cho đến nay, việc trồng và chăm sóc cũng do bố chồng chị đảm nhận, chị chỉ mang hạt từ Việt Nam sang, hướng dẫn cách trồng và thỉnh thoảng phụ bố nhổ cỏ, tưới nước, thu hoạch rau và chế biến các món ăn cho gia đình.

{keywords}

Chị Ly bên giàn bí đao sai trĩu

Giống bí đao là do vô tình nhà chị mua về ăn lấy hạt gieo thử, hạt lên cây và ra hoa kết quả ngoài mong đợi.

Khi chia sẻ cách trồng và chăm sóc bí đao trong vườn nhà, chị Ly cho biết bí đao là giống cây thân leo, thích hợp gieo hạt khoảng tháng 2 và tháng 9 – khi thời tiết mát mẻ.

Trước khi gieo hạt, cần chuẩn bị đất thật tốt để cây có thể sinh trưởng nhanh và sai quả. Trộn đều đất với ít phân bò hoặc phân gà đã ủ càng lâu càng tốt (phân đã hoai mục) rồi cho vào chậu, lúc này chỉ cần chậu nhỏ, đường kính khoảng 25-30cm. Ủ đất 3 ngày và lưu ý tưới đủ hai lần vào buổi sáng và chiều để giữ ẩm cho đất.

Đối với việc chọn giống, chị Ly cho biết cần chọn hạt giống khỏe và chắc. Nếu hạt đã phơi khô thì nên ngâm hạt trong nước ấm qua đêm hoặc ngâm hạt từ sáng đến chiều rồi mới gieo trực tiếp lên đất đã ủ.

Nếu lấy hạt tươi từ bí già thì không cần ngâm nước ấm, có thể gieo trực tiếp xuống đất luôn. Gieo từ hạt tươi tỷ lệ nảy mầm cao và nhanh hơn gieo từ hạt khô. Đào lỗ sâu chừng 1cm và cho hạt vào rồi lấp đất lại. Một chậu gieo chừng 3, 4 hạt là vừa để hạt có thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý để chậu ở nơi ít nắng.

{keywords}

Gieo hạt bí đao trong chậu cây

Cây con sau 15 ngày gieo hạt, lúc này cây rất cần ánh nắng, nên mang chậu ra nơi có nắng trực tiếp. Lưu ý cung cấp đủ nước, tưới cây 2,3 lần một ngày để cây sinh trưởng tốt.

Theo chị Ly, khi cây được bốn lá thì nên tách cây ra trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng cây vào thùng và chậu lớn. Lưu ý gốc bí đao rất to nên nếu bạn trồng bí trong chậu thì nên chuẩn bị sẵn các loại chậu có chiều cao tối thiểu 50-60cm và đường kính 40-50cm để có đủ đất cho cây phát triển và tiện việc bón phân. Ngoài ra, ủ vỏ trái cây trực tiếp ngay xuống gốc sẽ giúp cây phát triển tốt.

{keywords}

Gốc bí đao sau 4 đợt thu hoạch

Sau khi tách cây ra chậu khác hoặc trồng trực tiếp xuống đất, tưới nước một ngày ba lần và chờ cây bén rễ. Sau 10 ngày kể từ ngày tách cây, lưu ý bón thêm ít phân sạch (loại phân dùng bón rau organic).

Vào lúc chiều tối, bón phân cách gốc cây chừng 5cm trước khi tưới để phân thấm xuống đất. Lúc này cây phát triển rất nhanh, tầm 2 tuần sau là cây có tua cuốn. Khi đó, cần chuẩn bị dây buộc để cây leo lên giàn. Buộc một đầu dây lên giàn, còn đầu kia buộc vào viên gạch nặng đặt sát gốc bí để tua cuốn bám vào dây và leo lên giàn.

{keywords}

Bí đao leo dây lên giàn

Chị Ly cho biết, khoảng 50 ngày từ ngày gieo hạt, bí đao bắt đầu ra hoa kết quả, lúc này tiếp tục bón phân cho cây (bón ít phân gà hoặc phân cá quanh gốc). Nếu có vỏ dưa hấu, dứa, cam quýt thì xếp quanh gốc bí đao sau đó lấp đất lên trên và tưới nước hai lần vào sáng và chiều.

{keywords}

{keywords}

Bí đao ra hoa kết quả

Tiếp tục bón thêm một đợt phân sạch quanh gốc cây để cây phát triển hết công suất. Nếu không có phân sạch, có thể thay thế bằng cách bón ít phân đạm, phân lân và kali để cây có đủ dinh dưỡng và phát triển tốt nhất.

Đến ngày thu hoạch (khoảng 65 ngày kể từ ngày gieo hạt), chị Ly lưu ý rằng chỉ tưới nước ngay gốc bí hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều. Không nên tưới nước lên hoa hoặc quả non, chúng sẽ bị ẩm ướt, dễ thối và rụng.

{keywords}

{keywords}

Vườn bí đao cận kề ngày thu hoạch

Sau một tháng ra quả đầu tiên, giàn bí đao đã say quả và phân bổ đều trên giàn, nhìn rất đẹp. Từ ngày thu hoạch trái đầu tiên đến ngày hết trái khoảng 2 đến 3 tháng.

{keywords}

{keywords}

Chị Ly chỉ trồng một cây bí đao mà cho ra 3 đến 4 đợt quả, mỗi đợt có khoảng 12-15 quả, mỗi quả nặng trung bình 3,5 - 4kg

Sau mỗi đợt thu hoạch, cần tỉa (cắt bỏ) hết những lá to, lá vàng trên giàn bỏ đi, chỉ chừa lại lá non gần ngọn để cây tập trung dinh dưỡng ra hoa và nuôi đợt quả mới.

{keywords}

Cắt bỏ lá già để cây tập trung dinh dưỡng nuôi đợt quả mới

Sau mỗi kỳ thu hoạch hết quả lớn (vì sẽ luôn có hoa và quả nhỏ của đợt mới trên giàn), tiếp tục bón thêm một lượt phân nữa để cây đủ dinh dưỡng nuôi đợt quả mới.

Theo Khám phá