Với việc tạm dừng đóng cửa doanh nghiệp với hơn 35.000 công nhân, công ty Fuhong trong thời gian tạm dừng đã thiết đặt mô hình làm việc thích ứng với đại dịch Covid-19. Được hoạt động trở lại vào ngày 28/5, hơn 4.000 công nhân của công ty lần đầu trải nghiệm môi trường làm việc khác biệt, an toàn và nhận chế độ phúc lợi tốt từ doanh nghiệp. 

Chị Nguyễn Thị Quế (nhân viên công ty) là một trong số hàng nghìn công nhân được quay trở lại sau quyết định cho phép công ty hoạt động trong điều kiện mới. Mỗi ngày, chị thức dậy vào lúc 6h30 rồi sau đó ăn sáng, chỗ ăn nghỉ của chị được công ty bố trí tại ký túc xá nằm trong khuôn viên của doanh nghiệp lên đến cả nghìn phòng. 

{keywords}
Công nhân bước qua máy quét kiểm tra thân nhiệt

"Chúng tôi được sắp xếp mỗi phòng 7 người, diện tích phòng khoảng 40m2 được sắp xếp các giường tầng, đảm bảo không gian và giãn cách ngay chính bên trong chỗ ở", chị Quế nói và cho biết, vị trí từ kí túc xá đến nơi làm việc chỉ tốn vài phút đi bộ và phải trải qua hàng loạt các quy trình kiểm tra khắt khe.

"Đề nghị các công nhân giữ đúng khoảng cách 2m, đi qua buồng kiểm tra thân nhiệt và sát khuẩn" - anh Long (nhân viên bảo vệ của công ty) khuyến cáo nhân viên công ty chuẩn bị bước vào nơi làm việc...

Sau khi thực hiện quẹt thẻ nhân viên, chị Quế tiếp tục tiến vào khu vực phân xưởng sản xuất. Khi bước vào vị trí phân xưởng, chị đứng vào vị trí kiểm tra tư trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Tiếp đó, nữ công nhân tiếp tục trải qua hệ thống máy quét tự động nhận dạng khuôn mặt và đo thân nhiệt. Hoàn thành bước này, chị bắt đầu ngày làm việc của mình bên hệ thống máy móc để lắp ráp các linh kiện điện tử. 

{keywords}
Máy nhận dạng khuôn mặt và đo thân nhiệt tại phân xưởng

"Chỗ ngồi của tôi cũng khác trước rất nhiều, công ty lắp đăt lớp chắn ngăn cách có màu trong suốt. Vị trí ngồi cũng được giãn cách theo quy định, trong suốt giờ làm việc, vì đặc thù lắp ráp linh kiện điện tử nên chúng tôi cần tập trung cao nên rất ít khi trò chuyện", chị Quế kể.

11h trưa, sau khi tan ca sáng, công nhân tại công ty lần lượt di chuyển đến khu vực buồng ăn để dùng bữa trưa. Con đường tiến vào buồng ăn dài khoảng 300m, tại đây có 3 nhân viên công ty trong trang phục bảo hộ, người dùng cồn lau các vị trí tay nắm, người dùng bình phun khử khuẩn phun đều các bề mặt. Công việc khử khuẩn được làm mỗi ngày 3 lần.

{keywords}
Chị Quế làm việc tại phân xưởng

Vào phòng ăn, công nhân xếp hàng vào các vị trí, các gian thức ăn, hoa quả tươi được bố trí cách xa nhau. Khu vực bàn ăn với hàng nghìn vách ngăn cách được thiết đặt, mỗi bàn công ty phục vụ cho tối đa hai công nhân, trên bàn ghi rõ các vị trí cấm ngồi để các nhân viên tuân thủ.  

"Một ngày của tôi diễn ra theo chu trình khép kín như vậy, tối về chúng tôi nghỉ ngơi tại kí túc xá...", chị Quế chia sẻ. 

{keywords}
Công nhân nhận đồ ăn tại các quầy riêng biệt
{keywords}
Phòng ăn đảm bảo giãn cách và có vách ngăn

Chia tách bộ phận để giảm thiệt hại

Cách làm của công ty được thực hiện theo hướng dẫn của UBND tỉnh Bắc Giang, trực tiếp là Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Cụ thể, các nhà máy phải đáp ứng các điều kiện như bố trí đón người lao động đến nơi ở tập trung ít nhất 3 ngày; thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ lao động bằng phương pháp Real-time PCR; bố trí khu nhà sử dụng làm nơi cách ly tập trung cho người lao động khi cần thiết.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đảm bảo có ký túc xá riêng biệt với nơi làm việc và phải bố trí phương tiện đưa, đón người lao động...

{keywords}
Mô hình mỗi phân xưởng chia thành tốp hàng chục công nhân cùng sinh hoạt với nhau được ưu tiên

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, qua sự việc để dịch bùng phát tại khu công nghiệp, tỉnh đã nhận ra nhiều lỗ hổng và rút ra bài học từ đó. 

"Mô hình kiểm dịch ở vòng ngoài chỉ phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ, còn các công ty lên đến hàng chục nghìn công nhân đã bộc lộ yếu điểm. Do đó, tỉnh lên phương án tổ chức sản xuất bên trong bằng cách chia nhỏ các bộ phận làm việc, để trường hợp có dịch thì chỉ dừng từng bộ phận chứ không phải đóng toàn bộ nhà máy", ông Dương nói.

Đến nay, tỉnh chấp thuận cho 82 doanh nghiệp (với gần 12.600 lao động dự kiến đi làm trở lại) đủ điều kiện sản xuất an toàn với Covid-19.

{keywords}
Công nhân về khu kí túc xá sau khi tan ca
{keywords}
Kí túc xá có hàng nghìn phòng
{keywords}
Mỗi phòng có 7 người ở
{keywords}
Nhân viên phun khử khuẩn công ty 3 lần/ngày
{keywords}
Khoảng cách làm việc tối thiểu 2 m
{keywords}
Hiện tại công ty có 4.000 công nhân quay trở lại làm việc
{keywords}
Mỗi tốp công nhân làm tại các phân xưởng khác nhau
{keywords}
Trong trường hợp có ca mắc Covid-19, doanh nghiệp sẽ đóng từng phân xưởng

Đoàn Bổng - Nhị Tiến

Chủ tịch Bắc Giang trải lòng về quyết định cân não chống dịch Covid-19

Chủ tịch Bắc Giang trải lòng về quyết định cân não chống dịch Covid-19

“Nửa năm nhận nhiệm vụ, quyết định cân não nhất với tôi là đặt bút ký phong tỏa 4 khu công nghiệp, giữ chân 67.000 công nhân các nơi ở lại Bắc Giang", Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương trải lòng.