HTML clipboard

- Di tích lầu Tứ phương Vô Sự (thuộc Hoàng thành Huế) nơi học tập hằng ngày của các hoàng tử, công chúa dưới triều Nguyễn đã bị biến thành quán cà phê, giải khát.

Ngày 22/5, quán cà phê - giải khát tên gọi “Tứ phương Vô sự Lâu” được khai trương. Hai chủ quán cà phê này một người tên Sơn và người khác tên Sự.

Tiếp xúc với chúng tôi, một trong hai chủ quán là cán bộ của Công ty cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ Thừa Thiên - Huế cho biết: "TTBTDT cố đô Huế đã đứng ra chủ trì tổ chức đấu thầu công khai việc thuê lầu Tứ Phương Vô Sự, chúng tôi đã đấu thầu trúng với mức thuê 200 triệu đồng/năm, hợp đồng thuê có thời hạn là 3 năm".

Di tích lầu Tứ Phương Vô Sự được TTBTDT cố đô Huế cho thuê để mở quán cà phê, giải khát. 

Quán "Tứ Phương Vô Sự Lâu" mở cửa từ 6h đến 22h hằng ngày, với gần 30 nhân viên. Trước mắt hoạt động kinh doanh chính tại di tích này là cà phê, nước giải khát, kem…Chủ quán cà phê này cho biết thêm, đang tính đến chuyện tổ chức biểu diễn ca Huế cho du khách. 

Theo nhiều người dân sống cạnh di tích, trước khi quán cà phê khai trương tại khu vực thành Bắc Khuyết Đài, ba tấm biển đề “Tứ Phương Vô Sự Lâu – cà phê, giải khát” được trương lên. Các tấm biển này sau đó đã được gỡ xuống, dựng úp vào thành.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Huế cho rằng việc kinh doanh cà phê lấn chiếm hết Lầu Tứ Phương Vô Sự là điều không thể chấp nhận. Có nên chăng, việc kinh doanh đó chỉ là thu nhỏ vào một góc. Lầu Tứ Phương Vô Sự vốn dĩ từng là nơi để các hoàng tử, công chúa học bài.

"Như vậy, chúng ta phải sử dụng đúng chức năng của nó là giáo dục chứ không phải để kinh doanh một cách trắng trợn như vậy. Hãy tôn trọng di tích và có thái độ đối xử với di tích một cách trang nghiêm”, nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên– Huế cho rằng, mô hình đó không phải là một quán cà phê mà là một chỗ để phục vụ du khách, một nơi để ngắm cảnh. Ông giải thích rằng, du khách cần ly nước thì cũng cần có một nơi để uống cho đàng hoàng nên việc làm này cũng xuất phát từ nhu cầu của du khách nên việc TTBTDT cố đô Huế “làm thử” như vậy là hợp lý.

Một di tích như lầu Tứ Phương Vô Sự thành điểm kinh khiến dư luận không đồng tình. 
Vào Năm 1804 (dưới thời vua Gia Long) đã tiến hành xây dựng Hoàng Thành, trong đó có Bắc Khuyết Đài. Trên mỗi đài có một ngôi nhà vuông làm bằng gỗ, có tên là Đình Tứ Thông.

Trong quá trình tồn tại, ngôi nhà trên đã được tu sửa hai lần. Đến Năm 1923, vua Khải Định đã cho xây dựng trên Bắc Khuyết Đài một ngôi nhà hai tầng mang phong cách pha trộn Á – Âu, ngôi nhà được đặt tên: Lầu Tứ phương sự.

Theo một số nhân chứng lịch sử sống ở Huế dưới thời vua Bảo Đại (1926 -1945) cho biết, trong giai đoạn cuối của triều Nguyễn, lầu Tứ phương sự là nơi học tập hằng ngày của các hoàng tử, công chúa.

Trải qua thời gian dưới sự tác động khắc nghiệt của thời tiết, chiến tranh khiến cho công trình lầu Tứ Phương sự trở nên hoang phế, xuống cấp nghiêm trọng.

Công trình được khởi công trùng tu hoàn thành ngày 6/10/2010 với tổng kinh phí xây dưng hơn 9,3 tỷ đồng. Công trình được UBND TP.Hà Nội công nhận và gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Trường Hà