Ông nông dân ngày ngày làm bạn với loài bò sát cực độc phun phì phì này là Phan Thanh Bình, ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
Anh Phan Thanh Bình, ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đang sở hữu trại nuôi rắn hổ mang quy mô lớn nhất tỉnh. Trong trang trại nuôi loài rắn cực độc này, có 1 khu nuôi dưỡng rắn giống, 1 khu nuôi rắn hổ mang thịt thương phẩm, một khu nuôi rắn hổ mang bố mẹ.
Nhiều người nghe thấy tên rắn hổ mang đã sợ dựng tóc gáy, nổi da gà, nhưng anh Phan Thanh Bình, ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng hàng ngày vẫn chăm nom đàn rắn hổ mang nuôi với quy quy mô lớn của mình. |
Do đây là loài động vật hoang dã rất nguy hiểm nên các khu nuôi rắn hổ mang đều được anh Bình xây dựng biệt lập với nhà dân. Mỗi khu nuôi rắn hổ mang đều được dựng tường kiên cố, có cửa khóa chắc chắn, đảm bảo không để rắn hổ mang thoát ra môi trường bên ngoài.
Theo anh Bình, trang trại rắn hổ mang của anh hiện có khoảng 1.000 con rắn hổ mang bố mẹ, khoảng 14.000 con rắn hổ mang giống, riêng rắn hổ mang thịt thương phẩm lúc nào cũng có từ 2.000 - 3.000 con.
Trại nuôi rắn hổ mang của anh Phan Thanh Bình, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có khoảng 1.000 con rắn bố mẹ |
Được biết, bình quân mỗi con rắn hổ mang cái đẻ từ 20 - 30 trứng/năm, tỷ lệ trứng nở đạt từ 97%-98%. Sau 2 tháng nuôi kể từ khi trứng nở, anh Bình sẽ xuất bán rắn hổ mang với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/con.
Với rắn hổ mang thịt thương phẩm (rắn thịt) có trọng lượng 2kg - 4kg, anh Bình bán với giá từ 700.000 - 750.000 đồng/kg.
Mỗi con rắn hổ mang thịt có thể đem lại lợi nhuận cho anh Bình khoảng 1 triệu đồng |
"Đối với việc bán rắn hổ mang thịt, tôi có thể lời khoảng 1 triệu đồng/con. Nếu tính tổng thu nhập, trung bình mỗi năm tôi thu về hàng trăm triệu đồng từ việc nuôi, kinh doanh rắn hổ mang" - anh Bình thông tin với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Anh Phan Thanh Bình, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng nuôi riêng biệt từng ô đối với rắn hổ mang bố mẹ |
Anh Bình cho hay, nuôi rắn hổ mang rất nhẹ công chăm sóc (5 ngày cho ăn 1 lần, 10 ngày cho uống nước 1 lần), lại không dịch bệnh.
Người nuôi chỉ cần xây dựng khu nuôi kiên cố và tạo điều kiện cho rắn hổ mang sống càng gần giống như môi trường tự nhiên càng tốt.
Riêng rắn hổ mang bố mẹ, anh Bình cho biết, phải thiết kế, phân chia từng ô (hộc) nhỏ để cho mỗi con ở 1 ô riêng.
Phía cửa ô cũng được che chắn kĩ bằng lưới sắt mắt nhỏ. Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang là vịt, ếch, nhái, cá,...có thể kiếm trong tự nhiên hoặc rất dễ mua.
Trại rắn hổ mang lớn nhất tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 14.000 con rắn giống do anh Phan Thanh Bình, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú sở hữu và chăm sóc. |
Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rắn hổ mang trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng, anh Bình cho biết sẽ mở rộng thêm quy mô nuôi rắn hổ mang trong thời gian tới.
"Đây là mô hình nuôi động vật hoang dã phù hợp với những người không có nhiều thời gian chăm sóc vật nuôi mà vẫn đem về nguồn thu nhập tốt. Thời gian tới tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi rắn hổ mang..." - anh Bình khẳng định với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
(Theo Dân Việt)