- Khoảng 18h20 tối nay, tại Hà Nội bắt đầu đổ mưa to do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 sắp đổ bộ vào.
Mưa lớn đúng giờ tan tầm khiến các tuyến đường nội đô kẹt cứng phương tiện. Do gió lớn, hàng loạt người điều khiển xe máy không thể di chuyển, phải dừng bên đường để trú tránh.
XEM CLIP:
Xe mò mẫm dò đường trên phố Đội Cấn, quận Ba Đình. Ảnh: AT Nguyen Ô tô chết máy ở phố Văn Cao. Ảnh: Pham Chuc |
XEM CLIP:
Đường Nguyễn Phong Sắc lụt thành sông, nước ngập ngang nửa người đi xe máy. Trong khi đó, đường trên cao nước mưa không thoát kịp.
Ảnh: Trần Thường |
Đường Nguyễn Phong Sắc lụt thành sông, nước ngập ngang bánh xe máy. Ảnh: Trần Thường
Tân Ấp ngập cả phố |
XEM CLIP:
Mưa như trút khiến đường trên cao cũng không kịp thoát nước. Ảnh: Otofun Đại lộ Thăng Long tối nay. Ảnh: Đinh Quang Hưng Nhân viên thoát nước làm việc vất vả suốt buổi tối. Ảnh: Đoàn Bổng |
Chị Lan Oanh (Xã Đàn, Đống Đa) cho biết, vừa ra khỏi cơ quan được khoảng 100m đã phải quay lại cơ quan do gió to, mưa lớn không thể di chuyển.
Nhiều người đã chọn phương án gọi taxi về nhà, tuy nhiên khi khách hàng gọi điện, tất cả các hãng đều xin lỗi không thể điều được xe vì tắc đường không thể di chuyển.
Chị Mai Anh (Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) cho biết, chị đã chấp nhận gọi Grab và Uber taxi với giá gấp 3-5 lần bình thường những vẫn không gọi được xe.
Các phương tiện kẹt cứng trên đường. Ảnh: Duy Khánh |
Nhà dân phường Mộ Lao bị ngập sâu. Ảnh: Thúy Tình |
"Giải cứu" người thân khỏi ngôi nhà bị ngập trên phố Nguyễn Khuyến Ảnh: Tuấn Anh - Otofun Không thể đi nổi xe máy không thể đi nổi ở Triều Khúc, mọi người đành dắt bộ. Ảnh: Ngọc Khánh Nước ngập không thấy bánh xe đâu. Ảnh: Đăng Tuấn Ảnh: Đăng Tuấn |
Phố Đội Cấn, Ba Đình ngập nửa bánh xe. Ảnh: Đặng Hải Yến - Otofun 4 sạp bánh trung thu bên đường Phạm Hùng bị gió thổi tung, nhiều bánh văng ra đường bị người đi đường "hốt" hết Ảnh: Trần ThườngMột quán ăn trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa bị sập mái. Ảnh: Nguyễn Đức Kim |
Ảnh: Gia Khánh Đường Hoa Bằng mưa ngập các ngõ Phố Lý Nam Đế - trung tâm thành phố ngập sâu. Ảnh: Hồng Quang Minh Ô tô mắc kẹt giữa dòng nước ngập trên đường Láng Một đoạn gần ngã tư Láng - Láng Hạ ngập sâu trong nước. Ảnh: Trần Thường |
Ngay từ chiều, nhiều người dân cùng chạy bão khiến các tuyến đường nội đô ách tắc nghiêm trọng. Ảnh: Văn Chung Phố cổ khi nước rút, nước cống và bùn tràn lên đường, bốc mùi nồng nặc, người dân đang xịt nước rửa đường. Ảnh: Phạm Long |
Một cây xanh bật gốc ở Phố Huế (Ảnh: Thanh Hùng) |
Thủ tướng: Đừng để bão qua ngày rưỡi rồi mà chưa có điện Chiều 18/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ về công tác dự báo bão và chỉ đạo việc phòng chống bão số 3. Bão số 3 được dự báo là cơn bão mạnh, đi nhanh, đi sâu và hoàn lưu có thể kéo dài. Chỉ đạo phòng chống bão số 3, Thủ tướng nhấn mạnh, ngoài các tỉnh ven biển là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh, TP phía trong như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đều phải cảnh giác. Bên cạnh đó, đường đi của bão cũng có thể thay đổi. Dự báo cho thấy đây là tháng triều cường, nước có thể dâng đến trên 4m, các đê có nguy cơ rất dễ vỡ và gây tác hại lớn. Do đó, cần có biện pháp ứng cứu đối với một số đoạn đê xung yếu. Lo lắng mưa lớn có thể xảy ra gây ngập sâu, Thủ tướng lưu ý công tác cấp điện phải thường xuyên, bảo đảm các trung tâm, trạm bơm tiêu úng hoạt động tốt. “Cần thiết thì đặt một số trạm bơm trung gian chạy bằng dầu để hỗ trợ một số vùng có nguy cơ ngập kéo dài gây chia cắt. Do đó, ngành điện cần có sự chủ động, ứng trực, xử lý kịp thời. Đừng để bão đã qua một ngày rưỡi rồi mà chưa có điện”, Thủ tướng nêu rõ. Cùng với đó, phải lưu ý tình trạng mưa lũ có thể gây sạt lở đất lớn, có thể cả quả đồi, cả một ngôi làng, đe dọa tính mạng người dân. Nhấn mạnh bảo vệ tính mạng con người mục tiêu vô cùng quan trọng khi thiên tai xảy ra, Thủ tướng yêu cầu, khi chưa xảy ra bão thì phải chỉ đạo sớm, giữ nhà cửa, cứu lúa, cảnh giác lở đất, an toàn hồ đập, mọi ngành, kể cả hàng không, đều phải có phương án ứng phó. Trên tinh thần chỉ đạo thường xuyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã cử 3 Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo một số bộ trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo tại các địa phương trọng điểm. “Phải dự báo đến các ngành, người dân đây là bão lớn, giật cấp 12-14. Khi cần thiết phải di dời dân. Và cần thiết, từ ngày mai các cấp các ngành dừng mọi cuộc họp không cần thiết để dành thời gian chỉ đạo bão số 3. Tất cả các địa phương sẵn sàng ứng cứu các điểm xung yếu, nguy hiểm. Vì tôi đã tới các điểm đê xung yếu và thấy nếu tiếp tục chảy xiết thì sẽ vỡ luôn”, Thủ tướng cảnh báo. |
(Tiếp tục cập nhật...)
Hạnh Nhì - T.Hùng - T.Thường - A.Oanh - Đ.Bổng - X.Hoàng