Việc dán tem cho rau an toàn (RAT) đã được thực hiện thí điểm để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được đâu là RAT. Tuy nhiên, tem chỉ dán cho bao gói số lượng lớn, còn ra chợ rau được xé lẻ, không có tem nên an toàn hay không chỉ biết tin lời tiểu thương.
Tràn lan rau su su nhái 'thương hiệu' Tam Đảo
TP.HCM: Rau xanh khan hiếm, đắt đỏ
Tuy nhiên, số sản phẩm được gắn nhãn chủ yếu là theo hình thức bao lớn có khối lượng từ 40 – 60kg/bao cho các hộ buôn còn gắn nhãn bán lẻ mới chỉ bắt đầu thực hiện, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, mới triển khai được trên 29 cơ sở”, ông Hồng Anh cho biết.\
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Văn Đức cho biết: “Việc gắn nhãn cho RAT mới chỉ ở khâu xuất buôn, nhiều khi việc thu hoạch vào buổi chiều tối muộn, rau còn được dân buôn bốc thẳng lên xe mà không cần đóng bao gói và gắn nhãn RAT. Còn việc gắn nhãn bán lẻ cũng đã bước đầu thực hiện, tuy nhiên số lượng các hộ dân sản xuất rau tham gia vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 10 hộ trên tổng số 1.000 hộ tại xã”.
Đại diện của Cục chế biến thương mại chia sẻ: “Nhiều lần tôi đi qua phố, chợ thấy có cửa hàng ghi biển bán rau an toàn, về nói chuyện với vợ là nên tới những điểm đó mua hàng như vậy sẽ đảm bảo an toàn bữa ăn cho gia đình. Thế nhưng vợ tôi không tin và cho rằng đó là hàng giả, họ chỉ gắn mác lên cho dễ bán hàng”.
Từ đó cho thấy, việc gắn nhãn bán lẻ trên từng sản phẩm là điều quan trọng và cần thiết bởi còn rất nhiều người tiêu dùng chưa biết tới RAT mặc dù được phân phối khắp các chợ đầu mối hiện nay. Ngoài ra, chúng ta cần có những cách thức quảng cáo, tuyên truyền cho thương hiệu RAT sâu rộng hơn nữa. Qua đó người dân thấy được RAT có thật trên thị trường chứ không phải hàng giả - vị đại diện này cho hay.
Còn ông Nguyễn Văn Minh thì lại cho rằng, ngoài việc gắn nhãn bán lẻ trên từng sản phẩm RAT để từng người tiêu dùng có thể biết cũng nên phát triển những khu, chợ chuyên bán RAT, theo đó rau không có gắn nhãn sẽ không được bán tại chợ. Như vậy, sản phẩm sẽ được quảng bá thương hiệu tốt hơn và các loại rau chưa an toàn cũng được phân biệt rõ mà người dân cũng an tâm sản xuất để ổn định nguồn rau cung cấp cho thị trường.
Ông Nguyễn Hồng Anh chia sẻ: “Do tập quán của người dân thường thu hoạch rau vào chiều tối nên việc kiểm tra gắn nhãn cho sản phẩm rất khó khăn. Đặc biệt, việc gắn nhãn thường tập trung tại đầu bờ ruộng rau thu hoạc mà đội ngũ cán bộ gắn tem còn ít do vậy công việc gắn tem còn mất khá nhiều thời gian”.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp hành đẩy mạnh việc gắn tem lên các sản phẩm RAT bán lẻ, tăng cường lực lượng cán bộ, chuyển giao dần việc gắn nhẵn cho cơ sở dưới sự hướng dẫn và giám sát của chị cục. Đồng thời sẽ phát triển hệ thống rau bán lẻ đến từng khu vực dân cư nhằm tránh khỏi chuyện giá rau sẽ bị đẩy lên cao do phải đi qua các khâu trung gian.
Bảo Hân