Cơ thể ra sau khi ăn phải mực tẩy hóa chất, tôm tươi tạo nạc, tôm khô tẩm phẩm màu? Làm thế nào để phân biệt, chọn lựa được hải sản an toàn... là câu hỏi người tiêu dùng quan tâm.

Vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp, không có trong danh mục phụ gia như nước giaven, sunfit, oxy già... để tẩy trắng mực, tôm. Đồng thời, họ chế thêm phẩm màu để biến tôm thối, hư hỏng thành tôm khô bắt mắt. Chưa kể, một số hộ chăn nuôi dùng chất cấm salbutamol để tăng trọng, tạo nạc. Tất cả những hóa chất này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Gây các bệnh về đường ruột, niêm mạc

PGS-TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục An toàn Thực phẩm nhận định, sử dụng loại oxy già công nghiệp để tẩy trắng mực gây nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng vì chúng có các tạp chất, gây nên các bệnh khác nhau về đường ruột, thần kinh, niêm mạc… Trong trường hợp phải dùng đến oxy già tức là mực đã hư hỏng, ôi, kém chất lượng.

Chưa kể, nhiều cơ sở còn sử dụng những chất độc hại như nitorat để phù phép mực thối thành tươi ngon, trong khi hóa chất này tác dụng với axit amin của thịt và cơ thể sẽ tạo thành Nitrozamine - chất gây ung thư.

Đối với tôm, không chỉ sử dụng các chất tẩy rửa kể trên, trong quá trình sấy khô, để sản phẩm có màu vàng tươi, bền, đẹp, nhiều cơ sở sử dụng phẩm màu tổng hợp từ than đá đặc biệt nguy hại với cơ thể người.

Các chất như HT Brown, E105, E102… trong phẩm màu tổng hợp gây tăng động ở trẻ, dị ứng hoặc suy giảm chức năng sinh dục, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú...

Về salbutamol "siêu tăng trọng, tôm lớn nhanh”, PGS-TS Trần Đáng khẳng định, việc ăn phải các loại hải sản có chất cấm này ảnh hưởng rất xấu, gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, thậm chí, tích tụ lâu ngày có thể dẫn tới ung thư.

{keywords}

Tôm khô tẩm phẩm màu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe. Ảnh minh họa: Asiasociety.

Cách nhận biết mực, tôm "ngậm" hóa chất

Theo PGS-TS Trần Đáng, người tiêu dùng có thể nhìn cảm quan để phân biệt mực tươi ngon và mực đã qua ngâm rửa hóa chất. Các loại mực được tẩy thường có màu trắng trong, nõn nà, đồng đều, bắt mắt. Mực ôi có màu xanh nhạt, thịt nhão, đầu không dính với thân, mùi rất tanh.

Đối với mực ống, người tiêu dùng nên chọn con to, thịt hơi hồng, đầu dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Mực nang nên chọn con to, thịt chắc, không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều toàn thân. Mực còn tươi sẽ có tính đàn hồi cao, khi xào nấu có hương thơm tự nhiên.

{keywords}

Người tiêu dùng cần có kiến thức để phân biệt mực tươi và mực ươn được xử lý qua hóa chất. Ảnh minh họa: Indi.ca.

Đối với tôm khô, người tiêu dùng nên tìm tới những cơ sở uy tín, nắm bắt xuất xứ, nguồn gốc của tôm. Nếu vùng nuôi bị nhiễm kháng sinh và các chất độc hại, chính con tôm tươi cũng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tôm khô tự nhiên màu thường kém bắt mắt, có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng hơi trắng ngà. Tôm tẩm hóa chất có thể là màu cam hoặc đỏ cam đều khắp thân tôm, ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu.

(Theo Zing)