Đầu tư vào việc mở rộng truy cập băng thông rộng

Đề xuất mới này được đưa ra nhằm thực hiện ý tưởng của Tổng thống Biden trong việc tìm cách giúp tất cả người Mỹ được tiếp cận với kết nối internet băng thông rộng, thông qua khoản đầu tư 100 tỷ USD vào việc mở rộng truy cập băng thông rộng trên phạm vi toàn quốc.

{keywords}
Mỹ lên kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ USD để tăng cường sức mạnh công nghệ

Trong một báo cáo năm 2021, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã ước tính rằng, tính đến cuối năm 2019, có khoảng 14,5 triệu người Mỹ đang sống ở các khu vực không có quyền truy cập vào băng thông rộng cố định đạt chuẩn về tốc độ. Nhưng theo các nguồn khảo sát khác như Microsoft và Broadband Now thì số lượng người Mỹ không được tiếp cận với băng thông rộng chất lượng cao còn cao hơn nhiều con số mà FCC công bố.

Đề xuất đầu tư của Tổng thống Biden sẽ nhắm vào các khu vực chưa được phục vụ và ưu tiên hỗ trợ cho các mạng băng thông rộng liên kết với chính quyền địa phương, các tổ chức phi lợi nhuận và hợp tác xã. Nó cũng sẽ dành nguồn quỹ cho các vùng đất của bộ lạc, một trong những khu vực thiếu khả năng truy cập Internet tốc độ cao.

Kế hoạch nhấn mạnh nhu cầu cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường băng thông rộng để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nó sẽ loại bỏ những trở ngại ngăn cản các nhà cung cấp thuộc sở hữu đô thị hoặc liên kết và các hợp tác xã ở nông thôn cạnh tranh bình đẳng với các công ty tư nhân và yêu cầu sự minh bạch về giá từ các nhà cung cấp internet.

Theo đề xuất, Tổng thống Biden thừa nhận rằng có thể cần trợ giá internet trong ngắn hạn, nhưng giải pháp trong dài hạn là phải tập trung vào việc hạ giá internet cho người tiêu dùng nói chung.

Kế hoạch này đã thu hút sự chỉ trích từ một nhóm nghiên cứu đã nhận được tài trợ từ một tập đoàn công nghiệp viễn thông. Doug Brake, Giám đốc chính sách băng thông rộng và phổ tần tại Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin cho biết, kế hoạch này “đi quá đà và có nguy cơ làm suy yếu hệ thống cạnh tranh tư nhân đang tạo ra sự thành công tại Mỹ”.

Trong một tuyên bố của mình, ông Doug Brake cho rằng: “Rất có thể là Mỹ rất cần trợ cấp cho băng thông rộng nông thôn nhưng nếu không được nhắm mục tiêu đúng cách, một khoản đầu tư lớn như vậy có nguy cơ làm suy yếu các động cơ khuyến khích kêu gọi nguồn vốn đầu tư tư nhân ngay cả khi nó có thể thu được lợi nhuận, điều này cuối cùng làm xói mòn động cơ đổi mới cho kết nối thế hệ tiếp theo”.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D)

Tổng thống Biden đang kêu gọi Quốc hội đầu tư 180 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển và các công nghệ mới để đưa Mỹ đạt được thành công trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm cả trong cuộc đua đổi mới sáng tạo với Trung Quốc.

Trong khoản đầu tư đó, Biden muốn phân bổ 50 tỷ USD cho Quỹ Khoa học Quốc gia nhằm hợp tác và xây dựng dựa trên các chương trình hiện có của chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực như chất bán dẫn, máy tính tiên tiến và công nghệ sinh học. Ông muốn 30 tỷ USD để dành cho R&D thúc đẩy đổi mới và tạo việc làm, tập trung vào các khu vực nông thôn và 40 tỷ USD cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng nghiên cứu.

Kế hoạch đặc biệt kêu gọi đầu tư vào các trường đại học và cao đẳng dành cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi (HBCU: Historically Black Colleges and Universities) và các trường đại học phục vụ cho dân tộc thiểu số (MSI: Minority-Serving Institutions), trong đó sẽ cung cấp 10 tỷ USD đầu tư cho R&D vào HBCU và MSI cũng như 15 tỷ USD để thành lập 200 Trung tâm xuất sắc (Centers of Excellence) tại các trường đại học trên để phục vụ như các vườn ươm nghiên cứu mang lại cơ hội cho những người bị thua thiệt.

Kế hoạch đầu tư cho R&D của Biden cũng tập trung vào các vấn đề khí hậu, với đề xuất về một phòng thí nghiệm quốc gia mới tập trung vào khí hậu và liên kết với HBCU. Biden muốn 35 tỷ USD để tìm kiếm các giải pháp cho “những đột phá về công nghệ” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và đưa Mỹ trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch và việc làm.

Đầu tư vào xe điện

Kế hoạch của Tổng thống Biden sẽ phân bổ 174 tỷ USD để đầu tư vào lĩnh vực xe điện nhằm đưa Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong thị trường xe điện, vượt lên trước Trung Quốc. Số tiền này sẽ cho phép các nhà sản xuất ô tô tạo ra chuỗi cung ứng trong nước, xây dựng lại các nhà máy của họ và hỗ trợ công nhân trong lĩnh vực này.

Nguồn đầu tư này cũng sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua xe điện do Mỹ sản xuất bằng cách cung cấp cho họ các khoản giảm giá tại điểm bán hàng và ưu đãi thuế. Kế hoạch này đặt ra mục tiêu xây dựng mạng lưới quốc gia với nửa triệu điểm sạc cho xe điện vào năm 2030.
Chính quyền của Tổng thống Biden cũng tìm cách thay thế 50.000 phương tiện vận tải sử dụng động cơ diesel, điện khí hóa ít nhất 20% xe buýt phục vụ học sinh và tiếp tục điện khí hóa các phương tiện của liên bang như những phương tiện phục vụ trong dịch vụ Bưu chính của Mỹ.

Phan Văn Hòa (theo CNBC)

Trung Quốc đe dọa vị thế của Nga, Mỹ trong cuộc đua không gian

Trung Quốc đe dọa vị thế của Nga, Mỹ trong cuộc đua không gian

Nếu như cuộc đua không gian của những năm 1960 là cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô thì năm 2021 lại có thêm sự góp mặt của Trung Quốc.